NĂM DẤU ẤN ĐÁNG NHỚ MANG ISSEY MIYAKE ĐẾN VỚI THỜI TRANG
Trong tuần trước, chúng ta đón nhận sự ra đi của Issey Miyake một NTK người Nhật, người ta biết đến ông như là một nhà phát minh tài ba. Bên cạnh đó, ông cũng là giám đốc của Bảo tàng Thiết kế Tokyo, đồng thời ông cũng giành được Compasso d’Oro 2014 cho chiếc đèn IN-EI Issey Miyake. Mặt khác, cách mà ông tiếp cận với thời trang đã để lại nhiều dấu ấn khó quên đến tận sau này. Từ cách giải quyết vấn đề, nắm bắt công nghệ đến nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu của con người để tạo ra những sản phẩm bền bỉ theo thời gian. Với lý tưởng thiết kế chỉ tập trung vào việc tạo ra trang phục “dùng để mặc”, đồng thời loại bỏ những chi tiết không cần thiết giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
NGUỒN CẢM HỨNG ĐẦU TIÊN CỦA MIYAKE ĐẾN TỪ TẠP CHÍ THỜI TRANG
Không phải những trang phục long lanh hay xa xỉ, Miyake bị cuốn hút bởi nhiếp ảnh thời trang: những cuốn tạp chí từ phương Tây. Chính sở thích này đã đưa anh đến trường Art Tama University ở Tokyo, nơi được biết đến với truyền thống lâu đời về thiết kế dệt may . Tại đây, ông theo học ngành thiết kế đồ họa và tốt nghiệp năm 1964.
TỪNG LÀM VIỆC Ở HUBERT DE GIVENCHY
Sau tốt nghiệp, ông rời Nhật Bản để chuyển đến Paris và theo học tại École de la chambre syndicale de la couture parisienne, qua đó ông có cơ hội làm việc với tư cách là người học việc cho Hubert de Givenchy vào năm 1966 và Guy Laroche năm 1968. Mặc dù gắn liền với thời trang cao cấp của Paris, Issey Miyake cảm thấy cần phải cởi mở với những phương thức thể hiện mới. Ông nhanh chóng bắt đầu tìm kiếm những cơ hội mới, và cơ hội đến vào năm 1969 khi ông được Geoffrey Beene mời làm nhà thiết kế ở New York.
LẦN DEBUT CỦA MIYAKE Ở MỸ
Thời điểm mà các trung tâm thương mại phổ biến ở Mỹ nơi mà các thương hiệu đồ may sẵn tranh giành nhau một gian hàng (khu vực) để trưng bày các thiết kế của mình. Mặt khác, nhu cầu người mua thời điểm này cũng theo đó mà tăng cao. Trong bối cảnh này, Miyake làm một số mẫu quần áo, chủ yếu là áo phông và váy với kiểu thiết kế Tebori, được thực hiện bằng những kỹ thuật từ Nhật Bản như xăm, trang trí bề mặt bằng phương pháp Sahiko một loại thêu có thể tạo độ bền và độ nặng tự nhiên cho vải. Bởi những thiết kế của Miyake đã gây ấn tượng mạnh đến cộng đồng thời trang, chúng được đăng lên tạp chí Vogue Mỹ và được Cửa hàng bách hóa Bloomingdale trưng bày và đặt cho một cái tên: East meets West
TÂM HỒN CỦA MỘT KIẾN TRÚC SƯ
Ông là người sáng tạo ra lý tưởng A-Poc đó là một tư duy thiết kế theo đó chỉ cần sử dụng một mảnh vải để quấn quanh cơ thể, sao cho thích ứng với từng các chuyển động và biến đổi cấu trúc sao cho phù hợp với cơ thể. Đối với Issey Miyake, quần áo là sự biến hóa thuần túy. Ông là một nhà thiết kế với tâm hồn của một kiến trúc sư sùng các nếp gấp, ông biến đổi mọi chất liệu thành quần áo. Chủ nghĩa tối giản kết hợp đặt nặng kỹ thuật xếp nếp bằng cách ép nóng, những thiết kế của ông vô cùng độc đáo và khó để mà bắt chước. Ý tưởng này đã trở thành chìa khóa thành công cho dòng sản phẩm may sẵn của ông vào năm 1993.
CHIẾC CỔ LỌ MÀU ĐEN CỦA STEVE JOBS
Làm ra thứ gì đó mang tính ứng dụng là một trong những nỗi ám ảnh sáng tạo của Miyake. Thứ khiến nhiều người nhớ nhất về ông Miyake chính là áo cổ lọ màu đen của Steve Jobs mà Jobs đã mặc từ năm 1998 đến năm 2011. Nó cũng là một thiết kế được tạo ra dựa trên phương pháp A-POC. Rõ ràng, nó không phải là thiết kế thú vị nhất của ông Miyake. Thậm chí, chiếc áo này khá tầm thường đối với những thiết kế vĩ đại của ông. Song, đây là thiết kế tượng trưng cho những nguyên tắc của Miyake và khiến những người không quan tâm cũng tìm muốn tìm hiểu về nó.