Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

5 lối đi sau khi tốt nghiệp cho các sinh viên thời trang

Trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp, sở hữu một thương hiệu thời trang riêng, được mang những thiết kế của mình lên sàn runway, trình diễn trước công chúng có lẽ là ước mơ của hàng ngàn sinh viên đang ngấp nghé theo đuổi ngành học này. Tuy nhiên, thế giới thời trang không chỉ được tạo nên bởi một nhà thiết kế tài năng mà là sự góp sức của cả trăm con người với thế mạnh chuyên môn riêng, dẫu rằng không hề được chiếu rọi bởi ánh đèn sân khấu.

Vậy có những cơ hội nào để sinh viên ngành thời trang có thể phát triển sự nghiệp? Làm thế nào để lựa chọn công việc phù hợp với đam mê và phát huy thế mạnh của bản thân? F.A.C.E Fashion Workshop sẽ đưa ra một vài gợi ý để các bạn tham khảo.

Trong ảnh là một thiết kế rất nổi tiếng của Dior – Zaire ball gown, và ngài Christian Dior đang điều chỉnh những chiếc vòng trên cổ người mẫu Victorie, trong buổi diễn tập cho show Haute Couture Thu/Đông 1954. Nguồn ảnh: © Mark Shaw/ mptvimages.com

1. Fashion Designer

Hầu hết các sinh viên khi được hỏi về ước mơ sau khi tốt nghiệp các khoá học về thời trang đều trả lời rằng muốn trở thành một NTK chuyên nghiệp, tạo nên những bộ trang phục lộng lẫy, khẳng định dấu ấn cá nhân. Công việc của một NTK chuyên nghiệp cho phép bạn tự do sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng cũng như quyết định tinh thần chung của các bộ sưu tập.

Vậy nên một NTK thời trang cần phải trải qua các khoá đào tạo bài bản và chuyên sâu, có kiến thức chắc chắn và lịch sử và các phong cách thời trang để có thể khai thác ý tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có khả năng vẽ minh hoạ để truyền tải ý tưởng của mình lên trang giấy, nắm được các kỹ thuật may cơ bản từ 2D, 3D cho đến các phương pháp xử lý chất liệu.

Các NTK trẻ ra mắt trong The presentation trunk show – show diễn giới thiệu thương hiệu đầu tay của các Nhà thiết kế trẻ từ F.A.C.E Fashion Workshop năm 2018.

Một NTK tài năng có thể không phải là người vẽ đẹp nhất, dựng rập chuẩn xác nhất nhưng nhất định phải là một cái đầu nhạy bén và không ngừng sáng tạo, cái nhìn tỉ mỉ và chú trọng chi tiết. Các NTK thời trang cũng không làm việc một mình mà cần có một đội ngũ hỗ trợ chuyên môn, do vậy họ cũng được ví với một thuyền trưởng – người hiểu rõ lộ trình để có thể hợp tác với các cộng sự và cho ra đời những thành phẩm hoàn hảo nhất như mong muốn.

2. Pattern Making

Bất cứ ai khi đặt chân vào các học viện thời trang đều bắt gặp bộ môn pattern making hay còn được biết tới là kĩ thuật cắt/dựng rập. Đây là công việc đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao, sự hiểu biết về thông số của từng kiểu trang phục để biến những bộ trang phục trên bản vẽ phác thảo thành một thiết kế hữu hình. Một pattern maker chuyên nghiệp được ví như một “thông dịch viên” – người hiểu rõ ý tưởng của các nhà thiết kế, “phiên dịch” những hình ảnh bị giới hạn bởi mặt phẳng 2D của trang giấy thành một thiết kế có phom dáng, cấu trúc cụ thể. Do vậy vai trò của một pattern maker là vô cùng quan trọng.

Pattern making hay còn được biết tới là kĩ thuật cắt/dựng rập.

Với những mô hình thời trang nhỏ, một nhà thiết kế có thể kiêm nhiệm vai trò của một pattern maker. Tuy nhiên, không phải một nhà thiết kế tài năng nào cũng là một pattern maker xuất sắc. Trong thời đại ngành công nghiệp thời trang ngày càng rút ngắn quá trình, đòi hỏi sự chuyên môn hoá ở từng khâu sản xuất thì nhu cầu tìm kiếm những người dựng mẫu chuyên nghiệp lại càng cao.

Tác phẩm trong giờ học Draping – Kỹ thuật dựng rập trên Dressform tại F.A.C.E Fashion Workshop

Một ví dụ điển hình cho sự thành công ở vai trò dựng mẫu là ông Ngô Kim Khôi người từng làm việc tại các nhà mốt danh tiếng như Hermès, Christian Dior, Givenchy hay Balenciaga… Công việc dựng mẫu tại các fashion house cho ông cơ hội làm việc với những huyền thoại lẫy lừng của thế giới thời trang như John Galliano, Nicolas Ghesquiere, Ricardo Tisci…  để góp phần tạo nên những thiết kế tuyệt vời.

Để trở thành một pattern maker chuyên nghiệp, bạn cần bắt tay tham gia các khoá học học dựng rập căn bản, từ 2D đến 3D và thậm chí nâng cao hơn. Sự cẩn trọng, tỉ mỉ, thường xuyên rèn luyện để nắm rõ các kĩ thuật là điều cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.

3. Fashion Illustration

Fashion illustration hay vẽ diễn hoạ thời trang là một nghề còn tương đối lạ lẫm với phần đông sinh viên thời trang Việt Nam. Nếu bạn cho rằng, fashion illustrator chỉ đơn giản là vẽ phác thảo các bản mẫu thiết kế thì rất có thể bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan tới công việc này.

Một fashion illustrator là một người có khả năng ứng dụng hội hoạ vào các bản vẽ liên quan tới thời trang. Do vậy, bạn sẽ có cơ hội cộng tác cùng những nhà thiết kế, giúp họ làm rõ các  chi tiết dựa trên bản phác thảo, biến chúng thành những hình ảnh ấn tượng, lung linh thậm chí có linh hồn trên trang giấy theo phong cách riêng của mình.

Tác phẩm của học viên trong giờ học Fashion Illustrator tại F.A.C.E Fashion Workshop

Không chỉ làm việc trong các xưởng thiết kế, các illustrator chuyên nghiệp cũng có vị trí quan trọng tại các toà soạn, các tạp chí thời trang – nơi tính sáng tạo bay bổng cần được phát huy tối đa. Một trong những illustrator nổi tiếng của thời trang Việt Nam những năm gần đây là Eris Trần – chàng trai từng tạo nên làn sóng chú ý trên instagram khi có cơ hội hợp tác cùng các fashion house danh tiếng như Alberta Ferretti, Zuhair Murad, Ralph Russo, Marchesa,…

Tác phẩm của học viên trong giờ học Fashion Illustrator tại F.A.C.E Fashion Workshop

Để trở thành một fashion illustrator chuyên nghiệp, bạn phải là người hiểu rõ về phom dáng, cấu trúc trang phục, chất liệu và màu sắc để có thể truyền tải ý tưởng của NTK thành các bức họa.

4. Textile Design

Như tên gọi, Textile Design là công việc sáng tạo trên bề mặt chất liệu. Bất cứ ai yêu thời trang đều có thể kể tên một vài chất liệu quen thuộc song để tạo nên hiệu ứng thị giác đặc biệt như hoạ tiết độc đáo, hoa văn riêng biệt, tạo nên hình khối và đường nét trên chính những chất liệu quen thuộc lại đòi hỏi tư duy thẩm mỹ cao, kỹ thuật tủ công tinh xảo và chắc chắn.

Giờ thực hành môn Textile Design tại F.A.C.E Fashion Workshop với kỹ thuật loang màu trên mặt nước

Một ví dụ về textile designer thành công là Kim Young-Seong – Fabric Director của Chanel, người được Vogue đặt cho biệt danh “vũ khí bí mật của Karl”. Công việc của cô là nghiên cứu và sáng tạo dựa trên yêu cầu của ngài Karl Lagerfeld trước mỗi BST, phát triển chất liệu Coco tweeds độc quyền với màu sắc và công thức dệt khác nhau phù hợp với concept chung, góp phần không nhỏ tạo nên những bộ trang phục thời thượng và chau chuốt tuyệt đỉnh.

Tác phẩm sau giờ học nhuộm tại F.A.C.E Fashion Workshop

Các textile designer tại Việt Nam thường bị xếp chung với các graphic designer do cả hai đều có khả năng thiết kế, xử hoa văn trên máy tính. Tuy nhiên, điểm khác biệt của các textile designer là người có năng khiếu hội hoạ, thể hiện rõ nét qua khả năng vẽ minh hoạ (illustration) xuất sắc, phác thảo hình ảnh bằng tay điêu luyện và hiểu rõ cấu trúc của chất liệu, các kỹ thuật nhuộm để tạo nên những hiệu ứng như mong muốn.

5. Visual Merchandising/Styling

Khi bước vào một cửa hàng thời trang, sự sắp xếp, trưng bày là ấn tượng đầu tiên và vô cùng quan trọng. Vậy nên, người đảm nhiệm công việc visual merchandising phải là người có hiểu biết về các phong cách thời trang, nhạy bén với xu hướng và quan trọng hơn cả là phải sở hữu gu thẩm mỹ tinh tế.

Người đảm nhiệm công việc visual merchandising phải là người có hiểu biết về các phong cách thời trang, nhạy bén với xu hướng và quan trọng hơn cả là phải sở hữu gu thẩm mỹ tinh tế.

Nếu bạn nghe phần mô tả này có phần quen thuộc thì đúng thế, đó cũng là những yêu cầu căn bản đối với một stylist. Đây cũng là lý do mà các stylist tại các công ty thời trang thường đảm nhiệm luôn chức vụ của một visual merchandiser. Tuy có cùng một số điểm chung như kiến thức về thời trang, cách sắp xếp trang phục theo một concept nhất định, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định giữa một visual merchandiser và stylist.

Stylist cần có khả năng sáng tạo liên tục, làm việc với các người mẫu cụ thể, có hiểu biết về make-up, làm tóc để cho ra những layout phù hợp.

Nếu như các Visual Merchandiser cần có kiến thức chắc chắn về bán lẻ, khơi gợi sự quan tâm của khách hàng thì một stylist lại cần có khả năng sáng tạo liên tục, làm việc với các người mẫu cụ thể, có hiểu biết về make-up, làm tóc để cho ra những layout phù hợp.

Kết

Tựu chung lại, kiến thức căn bản về thời trang vẫn là yếu tố tiên quyết để có thể làm việc trong lĩnh vực này. Dù lựa chọn con đường nào đi nữa, thì trước hết, các sinh viên thời trang cũng cần vượt qua những môn học cơ bản, mang tính nền móng bên cạnh các lớp học chuyên môn để có cái nhìn tổng quát nhất. Để rồi từ đó, bạn có thể thoả sức vẫy vùng trong thế giới thời trang và theo đuổi đam mê của mình.

Tham khảo khoá học tại F.A.C.E Fashion workshop để có cái nhìn rõ hơn về các công việc trong ngành thời trang.

Thực hiện: Quỳnh Nga

Post a Comment