Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Cái giá thực sự của lông thú

Từ kiến nghị của PETA đến các sở thích cá nhân đã làm biến đổi những sở thích thông thường trên thị trường, lông và thời trang đã có mối quan hệ lâu năm qua các năm. Nhưng khi một thương hiệu tuyên bố sẽ không sử dụng lông thú, điều đó có nghĩa là gì? 

Mặc dù gần đây có vẻ như ngày càng nhiều thương hiệu thể hiện lòng vị tha bằng cách không sử dụng lông thú, động cơ của họ vẫn còn nhiều nghi vấn khi họ sử dụng lông thú bằng nhựa.

Phong trào chống lông thú lần đầu tiên trở nên phổ biến vào năm 1980. Cùng năm đó, Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) được thành lập và trong vòng 5 năm, họ đã trở thành một tổ chức được quốc tế công nhận. Các chiến thuật tiếp thị và truyền thông gây tranh cãi của họ đã góp phần tạo nên làn sóng văn hóa tẩy chay và đến năm 1990, doanh số bán lông thú bắt đầu giảm.

Vào năm 2018, làn sóng tẩy chay lông thú bùng phát trở lại khiến nhiều thương hiệu ngừng sử dụng lông thú. Cho đến nay, các nhà thiết kế như Prada, Versace, Burberry, Gucci, Chanel và Michael Kors đã cấm lông thú trong bộ sưu tập của họ và đúng như vậy. Hàng năm, hơn một tỷ động vật bị giết cho ngành công nghiệp lông thú với 80% sản lượng diễn ra tại các trang trại lông thú, nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ngược đãi và tra tấn động vật. Ngoài ra, ‘thay đồ lông thú’ hoặc quá trình thuộc da trong đó lông thú được xử lý hóa học để chống thối rữa, là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm kim loại độc hại. 

Điều duy nhất mà lông thú thật làm được là nó có thể phân hủy sinh học. Giờ đây, lông thú giả tự tung hoành như một sự thay thế phù hợp nhưng không phải là không có khuyết điểm vì được làm từ sợi tổng hợp acrylic hoặc polyester, giả lông thực chất là lông nhựa. Nó là sản phẩm phụ của ngành dầu khí và không thể phân hủy (trừ khi bạn phải chờ đợi 500 năm). Và ngay cả khi bạn tặng một món đồ giả bằng lông thú, nhiều khả năng nó sẽ bị đưa vào một bãi rác, nơi nó nằm thối rữa đồng thời thải ra khí metan.

Cố gắng trả lời xem lông thật hay lông giả tệ hơn sẽ tự động đưa bạn vào một tình huống mâu thuẫn vô cùng khó xử: Nếu bạn muốn ‘cứu hành tinh’, bạn vẫn sẽ vô tình làm ô nhiễm nó và giết chết động vật hoặc nếu bạn muốn ‘cứu động vật’, bạn sẽ giết chết hành tinh và vô tình giết chết thủy sinh vật. Ngay cả khi tìm đến khoa học để có một đáp án chính xác thì kết quả cũng không rõ ràng; một nghiên cứu năm 2013 do CE Delft thực hiện phát hiện rằng lông thú thật mang lại lượng khí thải carbon lớn hơn, tuy nhiên, nghiên cứu đã bỏ qua các tiêu chí về cách họ đưa ra kết luận này.

Giải pháp tốt nhất là bạn hãy trở thành một người tiêu dùng có hiểu biết, và bắt buộc phải am hiểu về truyền thông. Thứ nhất, khi bạn nghe nói rằng một thương hiệu sẽ không sử dụng lông, điều đó không có nghĩa là họ không có sự tàn ác đối với động vật. Cũng chính những nhà thiết kế đó tiếp tục làm việc với lụa, shearling, da, len, len cashmere, v.v. Tương tự, các hoạt động được cho là bền vững không nhất thiết phải đề cập đến hệ thống vận hành nói chung. Việc một công ty thay đổi về lựa chọn vải sẽ rẻ hơn và dễ dàng hơn rất nhiều so với việc họ phải cải thiện điều kiện làm việc trong các nhà máy ở nước ngoài. 

Nếu bạn tinh ý nhận ra, các nhà mốt đang hy sinh rất ít khi không sử dụng lông thú bởi vì phần lớn các bộ sưu tập, về trang phục và doanh số sẽ không liên quan đến lông thú. Ngành công nghiệp lông thú trị giá 40 tỷ đô la ngày nay không bị cản trở bởi các nhà thiết kế tên tuổi cấm lông thú vì người tiêu dùng trung bình đang mua sắm nó tại một doanh nghiệp nhỏ do gia đình tự quản. Nhưng các phương tiện truyền thông không cho bạn biết điều này; họ tiếp tục cho rằng doanh số bán hàng lông thú đang giảm trong khi thực tế, doanh số bán hàng lông thú toàn cầu đã tăng 50% kể từ năm 1990.

Khi bạn đã thấu rõ tường tận, việc không sử dụng lông thú không còn là một nghĩa cử cao đẹp. Cách để tạo ra sự khác biệt thực sự không phải là một bí quyết lớn nào: mua ít hơn, tìm các loại vải có nguồn gốc thực vật và đi theo phong cách cổ điển.

Chuyển ngữ: Long Nguyễn
Theo Notjustlabel

Post a Comment