Draping! Moulage! – Cả thế giới đã Draping, còn bạn thì sao?
Trong khi nhiều nhà thiết kế thời trang có thể sáng tạo và sử dụng kỹ thuật rập phẳng (rập giấy), thì song hành cùng nó, là một kỹ thuật dựng rập tân tiến hơn, là cách tạo rập trực tiếp trên một mô hình cơ thể người. Kỹ thuật này được gọi là “Draping” hoặc ” Moulage” .
Cả thế giới đã draping, với một số nguyên tắc vàng đôi khi bạn chưa được nghe đến. Hãy cùng FACE tìm hiểu, để cùng phát triển các thiết kế của riêng bạn nhé!
1/ RECOR EXPERIMETER – Ghi lại những phác thảo đầu tiên
Một trong những điều tuyệt vời của Draping, chính là việc bạn có thể thấy sản phẩm thử nghiệm, các ý tưởng sáng tạo khác nhau trên mô hình cơ thể người (dressform – mannequin) nhanh chóng, từ đó, bạn lựa chọn mẫu ý tưởng rập xuất sắc nhất! Ý tưởng của con người là không giới hạn, cùng với quá trình tập trung làm việc đầy cảm xúc, bạn sẽ có một quá trình làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn nhờ Draping. Ở bước này, bạn tuyệt đối không thể quên đó chụp ảnh hoặc vẽ lại mẫu drap mà mình vừa sáng tạo, phải lưu giữ lại tất cả các hình ảnh hoặc vẽ phác thảo trong các giai đoạn thử nghiệm trước khi tháo xuống hoặc thay đổi cách thực hiện một mẫu thiết kế mới (tránh trường hợp bạn sẽ quên cách thực hiện khi muốn làm lại mẫu ban đầu).
2/ BE AWARE OF GRAVITY – Hiểu về trọng lực và các nguyên tắc căn bản!
Bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc căn bản trong kỹ thuật dựng drap 3D, các đường trục chính như: Bust line, Center Fornt (Back), Hip line… Một khi đã định hình và hiểu rõ các nguyên tắc kỹ thuật bạn sẽ làm chủ được các thao tác của mình, khiến cho sản phẩm rập sẽ không bị xộc xệch, vải sẽ được vào nếp êm hơn cho dù bạn có đặt vải ở bất cứ chiều hướng nào trên mô hình dressform. Đây là một điểm hoàn toàn khác biệt giữa Draping mà rập giấy phẳng. Tuy nhiên, điều cần phải chú ý ở giai đoạn này đó chính là việc bạn cần sử dụng kim pin để cố định một cách chắc chắn các nếp gấp hoặc các phần vải ôm sát để tránh sự xê dịch, đồng thời điều chỉnh vị trí các nếp vải theo cấu trúc bạn mong muốn.
3/ BODY MOVEMENT AND EASE – Độ cử động trong trang phục
Một điều không thể nào quên và hết sức quan trọng đó là việc bạn phải luôn luôn suy nghĩ về việc làm thế nào để mặc chúng? Và độ cử động của trang phục khi di chuyển có thoải mái? Luôn luôn ghi nhớ rằng dù sản phẩm trang phục có bó sát như thế nào đi chăng nữa thì khi mang chúng phải có độ cử động đủ để ” mặc một cách dễ dàng” để người mặc có thể linh hoạt trong mọi cử động khi di chuyển, đứng lên hoặc ngồi xuống.
4/ CONSIDER OPENING AND FASTENINGS! – Nhìn tổng thể, bay trong tỉnh táo
“Làm cách nào để mở trang phục ra và mang vào?” Có thể sự sáng tạo trong quá trình thực hiện mẫu rập cuốn bạn theo đôi lúc khiến bạn vô tình quên đi cách làm thế nào để người mang có thể đóng mua và mặc chúng vào. Cách tốt nhất là khi sản phẩm rập vẫn còn trên dressform thì chúng ta nên nhìn tổng thể và xem xét một cách hợp lý, phát triển cách đóng hoặc mở trang phục sáng tạo nhất! (Có thể đặt sau lưng, trước ngực, bên hông hoặc nằm ở một đường rã).
5/ INTERNAL STRUCTURE! – Nhiệm vụ của lớp lót
Để giữ cho cấu trúc trang phục hoàn toàn nằm êm và tôn lên vóc dáng người mặc là một trong những yếu tố kỹ thuật cực kỳ quan trọng trong Draping. Đối với những mẫu rập bó sát và nhiều nếp gấp bạn cần có một lớp lót hoàn chỉnh, lớp lót này sẽ được bọc một cách cẩn thận lớp vải chính và ôm theo các đường cong của cơ thể! Có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện các lớp lót phục vụ cho từng loại trang phục! Chúng tùy thuộc vào hình dạng của mẫu thiết kế của bạn, bạn có thể chỉ cẩn một lớp lót đơn giản bám sát vào body hoặc những dạng lớp lót phức tạp hơn dấu đường may! Các rập của lớp lót có thể giống hình dáng của mẫu thiết kế quần áo, nhưng không có bất kỳ các nếp gấp hoặc khối volume cầu kỳ như bên ngoài lớp vải chính.
F.A.C.E – The Fashion Workshop