Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

KHÁM PHÁ GỐC RỄ THẾ GIỚI THỜI TRANG AVANT-GARDE

Các ranh giới hiếm khi tự tan biến. Thay vào đó, chúng trở nên muôn hình vạn trạng hơn theo ý thức và tính toán, áp dụng cho cả nghệ thuật, âm nhạc, kiến ​​trúc, văn học, sân khấu, phim ảnh và thời trang. Trong khi các nghệ sĩ như Picasso, Warhol và Pollock đặt câu hỏi và xác định lại cách chúng ta tư duy và tiếp cận nghệ thuật, một nhóm những nhà thiết kế đã và đang đều đặn thúc đẩy các biên giới của thời trang hiện đại. Đây là những người tiên phong của phong trào thời trang avant-garde mang tính cách mạng.

Tương tự như vẻ đẹp của một tác phẩm Picasso thoạt tiên có thể khó thấu cảm, làn sóng thời trang avant-garde ban đầu đã được mô tả là đen tối, kỳ quái và bí truyền, nhưng may mắn thay cũng kích thích tư duy. Một số người khởi xướng phong trào thời trang avant-garde nổi tiếng nhất là Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo và Martin Margiela. Những cái tên đáng chú ý khác là Boris Bidjan Saberi (BBS), CCP, Julius và Rick Owens.

Các nhà thiết kế thời trang avant-garde đã có những thử nghiệm táo bạo về chất liệu vải và đường cắt, nhưng điều thực sự xác định tác phẩm của họ là khái niệm. Người mặc phải có mối quan hệ và nhận thức cá nhân về trang phục. Những tín đồ của phong trào coi các bộ sưu tập là nghệ thuật có thể mặc được hơn là quần áo. Vì sở thích và phong cách mang tính chủ quan, người mặc có thể giải thích và giải mã theo gu thẩm mỹ của họ các tham chiếu và cảm hứng được các nhà thiết kế sử dụng. Các vóc dáng và tài liệu tham khảo được dàn trải trên một phạm vi rộng với nhiều nguồn khác nhau, mặc dù có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhà thiết kế từ phương Đông và phương Tây.

SO SÁNH VỀ MÀU SẮC

Maison Margiela RTW Xuân Hè 2009. Ảnh: Getty Images
Maison Martin Margiela

Các nhà thiết kế phương Tây dường như nghiêng về màu sắc táo bạo và tươi sáng hơn trong bộ sưu tập của họ. Maison Martin Margiela luôn ưa chuộng màu trắng làm nổi bật các thiết kế của mình. Nhiều loại vải ông dùng được cắt xén hoặc lấy từ nhiều nguồn gốc khác nhau, sau đó được phủ sơn trắng để tạo cảm giác đồng nhất.

Điều này hoàn toàn trái ngược với phong cách thẩm mỹ ưa chuộng màu đen tuyền đã thống trị những năm 1980. Màu trắng cũng cung cấp bức tranh trống kể lên câu chuyện của thời gian, khi các nếp nhăn và vết bẩn tự nhiên xuất hiện theo độ hao mòn. Nỗi ám ảnh về màu trắng của Margiela đặc biệt nổi bật trong các bộ sưu tập trước đây của ông, nơi luôn tràn ngập các dòng quần áo trắng lấp lánh. Ngay cả các thành viên trong nhóm thiết kế của ông cũng được mặc những chiếc áo khoác phòng thí nghiệm màu trắng tinh khiết.

Yohji Yamamoto

Người khởi xướng trang phục màu đen không ai khác chính là Yohji Yamamoto. Màu đen là màu chính xác của sự tiên phong vì các sắc thái đen và tối dùng để làm nổi bật vùng da tương phản với quần áo vì không được che phủ. Chủ nghĩa Wabi-Sabi thể hiện rõ trong phần lớn các tác phẩm của Yamamoto, khái niệm chấp nhận khuyết điểm và sự không hoàn hảo dựa trên hai nguyên tắc chính Kanso và Shizen nhằm tìm kiếm vẻ đẹp đơn giản và tự nhiên. Vẻ ngoài đơn sắc của Yamamoto dễ đoán nhưng thật nhàm chán. Chính những đường cắt và cách phối hợp thử nghiệm trên chất liệu mang đến cho bộ quần áo cảm giác thú vị và bí ẩn. Bằng cách loại bỏ tất cả màu sắc, người ta buộc phải tập trung vào những thứ cần thiết: một màu sắc, một đường cắt, một lát da sáng bóng hoặc phom dáng tổng thể có thể là lịch sử hoặc tân thời.

SO SÁNH VỀ CẤU TRÚC

Thierry Mugler Couture Thu Đông 1995. Ảnh: Getty Images
Thierry Mugler

Áo corset – một phát minh được tạo ra để định hình cơ thể phụ nữ theo hình dáng lý tưởng – là tâm điểm của Thierry Mugler. Là một trong những nhà thiết kế mang tính biểu tượng nhất của thập niên 80, ông đã đẩy quan niệm này đến mức cực đoan với những bộ trang phục chiết eo dữ dội, phần vai phô trương quyền lực và giày gót nhọn cao. Bộ sưu tập mùa thu năm 1995 của ông có bộ bodysuit cyborg tôn vinh vóc dáng bằng lớp vỏ kim loại khiến bất kỳ ai mặc vào đều trông như một siêu anh hùng.

Comme Des Garçons

Rei Kawakubo là một nhà thiết kế nổi tiếng trong ngành. Thường được xem là nhà thiết kế của nhà thiết kế, Kawakubo đã là nhà vô địch phong trào phản thời trang từ những năm 1990. Là người đi tiên phong trong việc tạo ra các phom dáng và trang phúc có chủ ý không dựa trên cơ thể con người, bà đã tạo ra những tác phẩm thiên về điêu khắc hơn là quần áo thông thường. Trớ trêu thay, những khám phá của bà về phom dáng hình củ, hình dạng hữu cơ và sự bất đối xứng kỳ quặc lại rất hợp với dáng vóc con người.

SO SÁNH VỀ THAM CHIẾU VĂN HÓA

Seditionaries 1977, Getty Images
Vivienne Westwood

Có thể nói Dame Vivienne Westwood như mẹ đỡ đầu của nhạc punk. Cửa hàng khiêu khích SEX, sau này được đổi tên thành Seditionaries: Clothes For Heros bán quần áo phản ánh văn hóa giới trẻ đương thời; bất cứ thứ gì không được chấp nhận theo cách thông thường đã sớm tạo thành chuẩn mực của cái mà ngày nay gọi là punk aesthetic. Sự nổi loạn của bà đối với các chuẩn mực xã hội thể hiện rõ ràng qua các tác phẩm thời trang, giống như các ấn phẩm đồ họa có hình phim hoạt hình khiêu dâm chế giễu chế độ quân chủ.

Undercover

Undercover của Jun Takahashi là cậu em trai nghịch ngợm và nổi loạn của thời trang avant-garde Nhật Bản với tầm nhìn lai giữa punk và grunge. Bộ sưu tập quần áo nam Thu Đông 2020 của anh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản, thể hiện sự tôn kính đối với Throne to Blood, một lời gợi nhớ đến Macbeth của nghệ sĩ Akira Kurosawa. Bộ sưu tập chứng kiến những nét vẽ Bắc Âu giao thoa với những phom dáng lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống Nhật Bản.

Chuyển ngữ: Long Nguyễn
Theo Augustman.com

Post a Comment