Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Mối giao hoà giữa thời trang và âm nhạc

Gần như không thể hình dung một thế giới mà âm nhạc và thời trang không song hành cùng nhau. Âm nhạc ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta và nói lên nhiều điều đối với thời đại chúng ta đang sống. 

Ảnh hưởng của âm nhạc đối với thời trang đã được thể hiện rõ ràng trong suốt lịch sử. Âm nhạc, giống như thời trang, luôn được sử dụng như một phương thức thể hiện bản thân và cả hai cũng là những hình thức nghệ thuật giàu cảm xúc mà công chúng có thể thưởng thức và tham gia. Thời trang, giống như âm nhạc, là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của thời đại, nói lên nhiều điều về văn hóa. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sự khác biệt giữa những chiếc quần hippies jean đáy chuông mặc vào năm 1969 so với chiếc denim bó sát mà những thanh niên thích mặc vào năm 2005.

Nguyên nhân vì sao thời trang và âm nhạc trở nên liên kết chặt chẽ như vậy là bởi vì âm nhạc đã trở thành một phương pháp thể hiện cá tính, niềm tin chính trị và ý tưởng hơn là chỉ giải trí đơn thuần. Cách âm nhạc ảnh hưởng đến thời trang (và ngược lại) có thể được chứng kiến ​​trong hầu hết mọi thập kỷ của thế kỷ trước. Những thập kỷ sau đó đã chứng minh xu hướng âm nhạc thực sự ảnh hưởng đến thời trang như thế nào.

Thập niên 1920: Những cô nàng Flappers 

Ban nhạc của Benny Krueger ở bãi biển Brighton, Brooklyn với một vũ công flapper nhảy múa trên đàn piano
Một người mẫu flapper ở London năm 1922

Trong thời đại ngày nay, nhạc Jazz có vẻ sạch sẽ và trí thức, nhưng nó cực kỳ tai tiếng trong những năm đầu xuất hiện vì đây là hình thức âm nhạc đầu tiên hầu như chỉ được chơi tại các hộp đêm và các buổi dạ tiệc thu hút mọi người thuộc mọi chủng tộc. Nhạc Jazz cũng có xu hướng mang âm hưởng nữ quyền mạnh mẽ, điều này đã thay đổi cách cư xử và ăn mặc của phụ nữ.

Nhiều phụ nữ hâm mộ nhạc Jazz đã ăn mặc theo phong cách flapper. Những người ủng hộ nữ quyền này đã thoát ra khỏi vai trò truyền thống mà xã hội đặt cho họ và thay vào đó chọn trang phục ngắn, không mặc áo ngực và quần áo rộng rãi để tự do vận động và khiêu vũ trong đêm.

Thập niên 1950: Phong trào Teen Pop

Huyền thoại Elvis Presley

Bất chấp tác động của Roaring Twenties đối với thời trang flapper, hầu hết các hãng thời trang đều bỏ qua thanh thiếu niên và chỉ phục vụ thị hiếu người lớn. Rất may, tất cả điều này đã thay đổi vào những năm 1950, với sự ra đời của truyền hình và phim ảnh, và tất nhiên, khi âm nhạc được phổ biến rộng rãi hơn cho công chúng. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngôi sao điện ảnh và nghệ sĩ nhạc Rock n Roll như Elvis Presley, một nhu cầu mới bắt đầu xuất hiện. Thanh thiếu niên khao khát những bộ quần áo giống với thời trang mà các thần tượng yêu thích của họ đã mặc. Thị trường tuổi teen phát triển đến mức các nhà thiết kế không thể làm ngơ được nữa, và thế là, ngành công nghiệp thời trang tuổi teen ra đời.

Thập niên 1960: Trào lưu Mods

Ban nhạc The Beatles năm 1964
Người mẫu theo phong cách Mods trong BST giày của Mary Quant năm 1967

Thập niên 60 là khoảng thời gian sôi động ở London khi một phiên bản nhạc jazz hiện đại hơn bắt đầu phát triển và phong trào “chủ nghĩa hiện đại” ra đời. Tiểu văn hóa thập niên 60 này cũng chấp nhận các phong cách âm nhạc của Ska, R&B và Soul.

Những người theo chủ nghĩa hiện đại chấp nhận lối sống phóng túng của thế hệ Beat thập niên 50, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chọn bắt chước vẻ ngoài đó như một phần lối sống của họ. Cuối cùng, những thanh thiếu niên cực kỳ có ý thức về thời trang này được gọi là Mods.

Vào giữa những năm 60, thời trang beat kết hợp hiện đại của tiểu văn hóa Mods đã trở thành một trong những xu hướng lớn nhất trong lịch sử thời trang cao cấp. Ngay cả ngày nay, cả âm nhạc và phong cách thẩm mỹ của thời trang Mod vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng vui tươi đầy trẻ trung cho các nhà thiết kế hàng đầu.

Thập niên 1960: Thế giới Hippies

Quần ống leo và áo tua rua là những xu hướng hippies phổ biến

Trong khi thanh thiếu niên London đón nhận phong trào Mod, thanh thiếu niên ở Mỹ đã có một cuộc cách mạng thời trang rất khác. Trong suốt những năm 60, nhiều nam thiếu niên Mỹ bị bắt đi lính để chiến đấu cho chiến tranh Việt Nam, khiến các nhạc sĩ bắt đầu viết nhạc phản ánh chế độ đó.

Trong thời kỳ này, nhiều nhạc sĩ và người hâm mộ bắt đầu thử nghiệm các loại thuốc gây ảo giác như LSD và peyote. Kết quả là, cả âm nhạc và thời trang đều trở nên biến hóa đa dạng. Họa tiết nhuộm cà vạt, họa tiết in hoa đậm, phụ kiện thủ công, quần jean đan móc, tua rua, và quần jean đáy chuông là một trong những xu hướng lớn nhất lúc bấy giờ.

Thập niên 1970: Thời trang Punk

Giống như Mods, những tín đồ Punk ban đầu cũng thích thể loại nhạc Ska, Reggae và Soul. Tuy nhiên, nền âm nhạc Punk này nhanh chóng được biết đến với dòng nhạc Rock mạnh mẽ chỉ với những yếu tố Ska rất nhẹ được đưa vào bản phối.

Phong trào Punk nhanh chóng phát triển để trở thành một phong trào xã hội. Do tập trung sâu sắc vào cá nhân và sự tự do của nhạc Punk, nhiều người đã tham gia làng nhạc Punk như một cách để chống đối chính quyền đương thời. Vì vậy, sự lựa chọn của họ luôn hướng đến những món đồ như áo khoác da, tóc màu sáng, khuyên tai và bất cứ thứ gì trông khác với phong cách chủ đạo thông thường.

Punk thường được coi là tiểu văn hóa âm nhạc thực sự đầu tiên trên thị trường, với Glam Rock đứng thứ hai.

Thập niên 1970: Tiểu văn hóa Glam Rock

Khi các hiệu ứng đặc biệt trong suốt những năm bảy mươi được sử dụng trong truyền hình và điện ảnh, và Star Wars đã trở thành một trong những bộ phim đầu tiên có nhiều hiệu ứng như vậy, các nhạc sĩ cũng không đứng ngoài trào lưu. Thập niên 70 là một trong những thập kỷ đầu tiên thực sự chấp nhận khoa học viễn tưởng trở thành tâm điểm chính trong văn hóa đại chúng.

Các nhạc sĩ như David Bowie, Marc Bolan, và các ban nhạc như Kiss, bắt đầu lấy cảm hứng từ khoa học viễn tưởng khi họ nâng tầm các màn  trình diễn của mình bằng cách thêm “cảm hứng” khoa học viễn tưởng vào màn trình diễn của họ, dẫn đến sự ra đời của Glam Rock.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều cửa hàng underground bắt đầu bán những món đồ phù hợp với thẩm mỹ Glam Rock, mặc dù, nhiều người yêu âm nhạc nhưng không chạy theo phong trào thời trang này. Do đó, nhiều người coi Glam Rock là một trong những nền văn hóa biến thể của Pop.

Thập niên 1980: Nhạc Goth

Một trong những điểm nổi bật nhất của Glam Rock là nhạc Goth. Ban đầu, nhạc Goth khởi đầu là Death rock, tối tăm và u ám như người ta mong đợi. Death rock phát triển thành Synthpop, làn sóng mới và một số thể loại tương tự khác.

Hầu hết những thể loại âm nhạc buồn bã này đều bị ràng buộc với một số thói quen khác, chẳng hạn như mặc đồ đen, mê phim kinh dị, trang điểm xanh xao, son môi đỏ tía đậm và chỉ tận hưởng những mặt tối của cuộc sống. Khởi đầu của thời trang Gothic thường bắt chước các yếu tố ma quái hơn với thời trang “giống như phù thủy”, giống như nhiều nhân vật của Tim Burton.

Thập niên 1990: Dòng nhạc Grunge

Vào những năm chín mươi, một âm thanh mới đã được sinh ra từ sự u uất của tuổi thiếu niên, được gọi là nhạc Grunge. Những nhạc sĩ trẻ, ban nhạc tự lập theo dòng nhạc này như Kurt Cobain đã nổi loạn chống lại cách sống rất thương mại hóa của họ, và thể hiện sự tức giận của họ đối với thế giới. Họ trút tất cả cảm xúc đó qua âm nhạc… và đã tạo được tiếng vang cho cả một thế hệ thanh thiếu niên.

Vẻ ngoài thô kệch, không cầu kỳ của những bộ quần áo kiểu cách đó nhanh chóng thu hút những người thích sự hấp dẫn đầy gai góc của dòng nhạc này. Marc Jacobs là người tiên phong áp dụng kiểu dáng này. Ngày nay, phong trào grunge những năm 90 vẫn là một xu hướng thời trang có thể nhận diện được.

Thập niên 1990: Văn hóa Hip-hop

Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, Hip-hop bùng nổ và trở thành một trong những hình thức âm nhạc phổ biến nhất. Văn hóa Hip-hop được sinh ra trên đường phố của các khu dân cư đô thị như New York, Los Angeles và Detroit, nơi những trận đấu rap, nhảy breakdance và nhạc xoay bàn đĩa (turntablism) đã trở thành một cách sống của thanh thiếu niên.

Chỉ là vấn đề thời gian trước khi ảnh hưởng của Hip-hop bắt đầu lan rộng ra bên ngoài các khu vực thành thị và được thanh thiếu niên trên khắp nước Mỹ đón nhận. Mọi người bắt đầu mô phỏng thời trang của các rapper, và vào thời điểm Hip-hop trở thành xu hướng chủ đạo, nó đồng nghĩa với một phong cách quần áo cụ thể. Một số xu hướng hip hop phổ biến nhất là quần rộng thùng thình với logo đồ lót nổi bật, bộ đồ thể thao Adidas, áo thể thao ngoại cỡ, mũ xô, màu sắc đậm và nhiều dây chuyền bằng vàng.

Thập niên 2010: Nhạc EDM

Trong những năm chín mươi, giới mộ điệu đã ngấm ngầm phát cuồng bởi thể loại nhạc Radical Audio-Visual Experiences, mang thông điệp quảng bá hòa bình, tình yêu, sự đoàn kết. Phong trao nhạc EDM chưa bao giờ thật sự biến mất nhưng đến đầu thập niên 2000 đến nay, văn hóa rave đã trỗi dậy, tiến hóa thành những bộ bikini nhỏ xíu, đôi cánh phát sáng, quần UFO và tất nhiên, những chiếc lông tơ chân…

Thập niên 2020: Phong cách phi giới tính

Harry Styles là một trong những ngôi sao tiên phong phong cách phi giới tính

Khi chúng ta đã bước vào một thập kỷ mới, những năm 2020, các nghệ sĩ nhạc pop như Dua Lipa, Ariana Grande, Lil Nas và Harry Styles kết hợp âm nhạc với phong cách thời trang phi giới tính.

Nguồn: Universityoffashion
Chuyển ngữ: Long Nguyễn

Post a Comment