Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Sinh viên thời trang: Hãy thách thức “what fashion and what a collection can be”

Thời trang đã trải qua sự biến đổi với cường độ cao trong thập kỷ qua. Một phần của tiến bộ công nghệ đã thúc đẩy một số chuyển đổi quan trọng nhất trong ngành thời trang, xác định lại cách các thương hiệu giao tiếp và kết nối với khách hàng. Đồng thời, buộc các công ty thời trang phải suy nghĩ lại – định vị lại – thiết kế lại các mục tiêu, chiến lược và tái cấu trúc mạnh mẽ, từ phong cách bộ sưu tập, cách thức bán hàng đến mô hình doanh nghiệp.

Trong toàn bộ nỗ lực để bắt kịp các giá trị và nhu cầu tiêu dùng đang biến đổi khó lường, các công ty khởi nghiệp và thương hiệu mới nổi cũng đã phát triển mô hình kinh doanh, sáng tạo những hướng đi mới để đáp ứng tốc độ vận hành của thời đại kỹ thuật số bằng cách di chuyển từ các mùa runway sang chu kỳ bán lẻ, tăng cường các dịch vụ thương mại điện tử và tập trung nhân lực cho social media.

Google-partners-with-HM-Groups-digital-fashion-house-Ivyrevel-on-a-Coded-Couture-project.jpg

Google partners with H&M Group’s digital fashion house Ivyrevel on a ‘Coded Couture’ project

Theo Cục Thống Kê Lao Động (Bureau of Labor Statistics – BLS) của Mỹ, số lượng việc làm cho các nhà thiết kế thời trang dự kiến sẽ tăng 3% từ 2016 – 2026, chậm hơn mức trung bình trên tất cả các ngành nghề. Trong khi đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành thời trang và thiết kế cũng ngày một tăng lên, do đó tính cạnh trạnh càng gay gắt hơn, để một nhà thiết kế nghiệp dư hoặc sinh viên thời trang mới ra trường có thể đạt được một vị trí tại một thương hiệu thời trang uy tín. Điều này đòi hỏi lĩnh vực giáo dục thời trang cần một phương pháp tiệm cận hơn để phát triển và đảm bảo chất lượng đào tạo. Các khóa học thời trang phải liên tục theo đuổi và giữ nhịp với mức độ tiến hóa, thậm chí biến dị của ngành công nghiệp thời trang.

… nếu tách biệt với nhịp độ thay đổi liên ngành, sinh viên thời trang sẽ thiếu khả năng làm việc và cộng tác trên nhiều lĩnh vực.

Đối với các sinh viên cũng như nhà thiết kế trẻ còn non yếu về kinh nghiệm và tay nghề, creative portfolio là tất cả những gì thuộc về bản sắc cá nhân để thể hiện trước nhà tuyển dụng. Một creative portfolio chất lượng bao gồm tất cả mọi thứ từ bản sketch đến bản phác thảo màu, ảnh chụp hoàn thiện bộ sưu tập và nội dung diễn giải ý tưởng. Ngoài ra, một portfolio giàu sức thuyết phục còn cung cấp một cái nhìn đa chiều, giới thiệu đầy đủ các nền tảng chuyên môn và nổi trội như kiến thức kinh doanh, nhận thức thị trường, kỹ năng công nghệ, kinh nghiệm thực tập và các giải thưởng trong ngành – những điều rất có ý nghĩa thực tiễn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và giành được ưu thế tốt hơn hẳn so với một loạt các đối thủ cạnh tranh khác. Creative portfolio được xem là xuất sắc khi thể hiện được phong cách cá nhân, tính khác biệt và tầm nhìn mới mẻ; chứng minh khả năng thích ứng, dung hòa với các trường phái, phong cách, thị trường và đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là đối với thương hiệu mà portfolio đang trực tiếp hướng tới.

EC312A87-EC66-4220-BBCB-485E762961FF-5924-000002D5B14161C3_tmp.jpg

Là một nhà giáo dục trong ngành thời trang – Ms. Marie Geneviève Cyr, cùng với các chuyên gia và nhà thiết kế hàng đầu, đã có những chia sẻ đầy tâm huyết với Business Of Fashion về những bí quyết xây dựng một creative portfolio hiệu quả, để đảm bảo cơ hội việc làm trong ngành thời trang; cũng như đưa ra những đánh giá quan trọng trong bối cảnh ‘công nghệ định dạng mới ngành công nghiệp thời trang toàn cầu’ trên nhiều phương diện: từ thiết kế, sản xuất đến bán hàng và tiếp thị.

Marie-genevieve-cyr-juray-day.jpg

Ms.Marie Geneviève Cyr bày tỏ ý kiến về việc cần bao gồm các kỹ năng phi truyền thống. “Các thương hiệu sẽ xem xét các loại công việc rất khác nhau tùy thuộc vào tầm nhìn và cá tính của họ. Trong khi một số thương hiệu có thể nhìn vào kinh nghiệm, tính thẩm mỹ hoặc khả năng đa nhiệm, một số khác có thể đang tìm kiếm kỹ thuật viên CAD (Computer Aided Design) và kinh nghiệm đối với ngành công nghiệp.

Thế kỷ XXI đã chứng kiến nhiều thương hiệu mới nổi, điều này mang lại nhiều lựa chọn hơn cho sinh viên có bằng cấp. Các sinh viên đang phát triển nhiều kỹ năng độc đáo hoặc phi truyền thống. Bằng cách học nhiều kỹ thuật, họ có thể tạo ra nhiều kết quả khác nhau. Các sinh viên nên thách thức thời trang và một bộ sưu tập có thể là những gì, không chỉ tạo ra các sản phẩm may mặc mà còn có thể là các bộ sưu tập vải dệt, video, sắp đặt, hệ thống, mỹ thuật, đồ nội thất ứng dụng hoặc trang trí.

Các nhà thiết kế nên xem xét [cơ hội] nghề nghiệp sau đại học vượt ngoài các vị trí [mặc định] như ‘nhà thiết kế thời trang’, chẳng hạn như nhà thiết kế vải dệt (textile designer), một vai trò trong lĩnh vực thực tế ảo (virtual reality) [khi mà ngành thời trang thế giới đã tích cực ứng dụng thực tế ảo từ vài năm nay], pattern cutter [hoặc pattern maker], nhà thiết kế kỹ thuật hoặc nhà thiết kế in [như in vải kỹ thuật số hoặc thủ công]

35331802_1018253278328186_3881529865731571712_n.jpg

Illustration of student

Students-Press-by-Marie-Genevieve-Cyr.jpg

Students Press by Marie Genevieve Cyr

Ms.Marie Geneviève Cyr là nhà giáo dục thời trang có năng lực tiếp cận trên phạm vi quốc tế. Từng đảm nhiệm vai trò giám đốc sáng tạo của thương hiệu Yves Jean Lacasse (Canada), trợ lý thiết kế của nhà thời trang Zac Posen (USA) và Pattern Maker của các thương hiệu Ashleigh Verrier, Vince Camuto tại New York, Ms.Marie nắm bắt được những chuyển động trong ngành công nghiệp thời trang và quy tắc định vị một thương hiệu. Cô đánh giá cao tầm quan trọng của việc phát triển các phương pháp nghiên cứu, thúc đẩy sự đổi mới về thực hành thiết kế liên ngành thông qua tư duy sáng tạo 2D và 3D.

Mục tiêu giảng dạy của Ms.Marie Geneviève Cyr hướng đến việc thúc đẩy các sinh viên phát triển biểu hiện trí tuệ độc lập của từng cá nhân, thông qua các phương pháp tư duy phi tuyến tính độc đáo và sáng tạo. 

Từ tháng 8/2010, Ms.Marie Geneviève Cyr bắt đầu bước chân vào ngành giáo dục thời trang như một giảng viên part-time, thuộc chương trình đào tạo Bachelor of Fine Arts (BFA)* – Fashion Design của Parsons School of Design (trường đại học top 2 thế giới trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế). Cô sở hữu bằng MA Visual Culture/Fashion Theory tại New York University (USA), bằng BA về Design and Applies Arts, Performance costume tại Edinburgh College of Art (Anh), và DEC in Fashion Design tại College Marie-Victorin (Canada).

MG-Wardrobe32837.jpg

Ms.Marie là một trong ba người tiến vào vòng chung kết trong chương trình Project Runway mùa đầu tiên của Canada vào năm 2007 , và được đề cử giải thưởng Genie: Best Costume Design vào năm 2009, trao bởi Học Viện Điện Ảnh và Truyền Hình của Canada (Academy of Canadian Cinema and Television). Hiện tại, Ms.Marie Geneviève Cyr đảm nhận vai trò trợ lý giáo sư trong chương trình giảng dạy Fashion Design, kiêm phó giám đốc của chương trình BFA Fashion Design, tại Parsons School of Design.

genie-week-2009-red-carpet.jpg

Ms.Marie Geneviève Cyr được đề cử giải thưởng Genie: Best Costume Design vào năm 2009

Với mối quan tâm sâu sắc dành cho nghề thủ công và ngành công nghệ, cùng kiến thức sâu rộng về lịch sử thời trang, Ms.Marie Geneviève Cyr gây ấn tượng đặc biệt trong giới chuyên môn bằng các đề tài nghiên cứu như:

– “The Value of Know-how in the Fabrication of Products” (2012) tại Institut Francais de la Mode (Pháp).

– “Craftsmanship + Technology in New York City: Changing Aesthetic, Crafting Identity” tại Hội thảo thời trang toàn cầu diễn ra ở Bỉ vào tháng 12/2014.

– “Innovation in Collaborative Systems: NYC Fashion Industry” tại hội thảo Canada Breakthrough Designers Conference (2015).

– Gần đây nhất, cô đã hoàn thành một đề tài rất sát thực với tình trạng thị trường toàn cầu hiện nay mang tên “China: Hyper-consumerism, Abstract Identity” (2018)**.

tai-xung-6.jpg

Sau nhiều năm tích lũy, miệt mài nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục thời trang, hiện nay, Ms.Marie Geneviève Cyr hoạt động chính trong vai trò truyền tải những kiến thức và kinh nghiệm đến với sinh viên thời trang trên khắp thế giới. Cô thường xuyên được mời thỉnh giảng và tham dự các sự kiện fashion talk, workshop, graduation show,… để trò chuyện và hướng dẫn chuyên môn cho các bạn trẻ yêu thời trang ở nhiều quốc gia Âu, Mỹ lẫn Châu Á. Ms.Marie luôn nhiệt tình chia sẻ về cách cô tham gia vào ngành công nghiệp thời trang và những gì cô đánh giá là quan trọng để trở thành một nhà thiết giỏi. Mục tiêu giảng dạy của Ms.Marie Geneviève Cyr hướng đến việc thúc đẩy các sinh viên phát triển biểu hiện trí tuệ độc lập của từng cá nhân, thông qua các phương pháp tư duy phi tuyến tính độc đáo và sáng tạo. Kế hoạch đào tạo từng bước giúp sinh viên dễ dàng áp dụng những kiến thức được học vào quá trình làm việc, phát huy bản sắc riêng và xây dựng thương hiệu cá nhân.

Fashion tech is really about how we communicate with our clothes – Marie Genevieve Cyr/Mastercardnews

Screen-Shot-2018-06-08-at-11.35.57-AM.png

Fashion-blogger.jpg

Thực sự, trước hiện tình ngành công nghệ làm thay đổi cách người tiêu dùng mua sản phẩm và xem thời trang, nếu tách biệt với nhịp độ thay đổi liên ngành, sinh viên thời trang sẽ thiếu khả năng làm việc và cộng tác trên nhiều lĩnh vực. Cùng quan điểm với Ms.Marie Geneviève Cyr, F.A.C.E Fashion Workshop nhận thức được trách nhiệm của mình. Hiểu được rằng các nhà giáo dục cần phải chủ động và làm việc nhiều hơn để tìm kiếm phương pháp giảng dạy, truyền tải kiến thức mới cho các thế hệ tiếp theo. Vì vậy, F.A.C.E Fashion Workshop – đơn vị tiên phong trong các ý tưởng phát triển phương pháp giáo dục thời trang tại Việt Nam, đã bắt đầu khởi động chuỗi dự án học tập thời trang cùng chuyên gia.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, đồng triển khai tại hai khu vực Hà Nội và TP.HCM, trong suốt tháng 6 – 7/2018, F.A.C.E Fashion Workshop sẽ cùng 5 giảng viên quốc tế gồm các chuyên gia và giáo sư thời trang, mở ra các sự kiện workshop và private talk nhằm truyền đạt những kỹ thuật, phương pháp và tư duy sáng tạo mới nhất, được dự đoán có tính ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp thời trang trong tương lai.

Là một trong 5 giảng viên quốc tế tham gia dự án mùa hè 2018 của F.A.C.E Fashion Workshop, Ms.Marie Geneviève Cyr sẽ lần đầu tiến đến Việt Nam trong vai trò giáo viên thỉnh giảng, tiếp cận với các sinh viên thời trang Việt Nam tại cả hai thành phố hàng đầu: Hà Nội và TP.HCM. Cô sẽ mở đầu chuỗi dự án bằng workshop: Creative Design Process – Translating research into unique design processes và sự kiện Fashion Meets Art: The art of Fashion Portfolio.

Nội dung workshop kéo dài 3 ngày được Ms.Marie Geneviève Cyr thiết kế riêng cho các học viên của F.A.C.E bao gồm 5 phần:

  1. What is research for fashion?
  2. Design processes: What is a collection? Design mapping.
  3. 2D, 3D, 4D text in Fashion Design. 2D workshop, Collage / Prints. 3D draping game.
  4. Visual communication / Branding.
  5. Critique/ Group discussion. Porfolio advice. Students exhibit work.

Để tìm hiểu thêm về khóa học ngắn hạn với Ms.Marie Geneviève Cyr – giảng viên/trợ lý giáo sư tại Parsons School of Design, vui lòng tham khảo bài viết trên Style Republik hoặc đăng ký học tại đây.

Nếu có quan tâm hoặc mong muốn tham dự sự kiện Fashion Meets Art của Ms.Marie Geneviève Cyr, mời tìm hiểu thêm và truy cập thông qua đường dẫn này của F.A.C.E Fashion Workshop.

35521583_1019260758227438_7757279942433308672_n.jpg

Chú thích

Tiêu đề: “what fashion and what a collection can be” được trích dẫn từ phần trả lời phỏng vấn của Ms.Marie Geneviève Cyr cho tạp chí Business Of  Fashion, bài viết: How to Build an Effective Creative Portfolio.

* Chương trình đào tạo Bachelor of Fine Arts (BFA) – Fashion Design giúp thúc đẩy sự nhạy cảm nghệ thuật và khả năng kỹ thuật của sinh viên, thông qua các khóa học về chất liệu và kỹ thuật thiết kế thời trang. Chương trình BFA Fashion Design được thiết kế thành các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn (trung bình khoảng 4 năm) tùy theo khả năng, quy mô của các trường đại học, học viện hoặc trung tâm đào tạo. Kế hoạch giảng dạy thông thường xoay quanh các chương mục: lý thuyết màu sắc, lịch sử thời trang, draping, fashion CAD (Computer Aided Design), drawing và textiles.

Ngoài ra, một số trường còn cung cấp chương trình Master of Fine Arts (MFA) – Fashion Design, có thể kéo dài đến 2 năm để hoàn thành. MFA đặc biệt tập trung vào các vấn đề về tính bền vững, thiết kế trong bối cảnh toàn cầu và cách công nghệ làm thay đổi ngành công nghiệp thời trang.

**  China: Hyper-consumerism, Abstract Identity: Đề tài hấp dẫn này tập trung khám phá sự giao thoa của bản sắc quốc gia, nông thôn và đô thị, kiểm tra tính chính trị của ham muốn trừu tượng, cảnh quan siêu thực tế và khái niệm của trí tưởng tượng. Ngày nay, các siêu thị khổng lồ trên khắp Trung Quốc, được kết nối đến hệ thống phân phối hàng giả. Những đặc trưng thương mại này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cảnh quan xã hội và góc nhìn của Trung Quốc. Các sản phẩm giả mạo sử dụng hình ảnh nhận diện hoặc logo của các thương hiệu phương tây, đã phát triển tràn lan trong nhiều thế kỷ để trở thành một cấu trúc thượng tầng trừu tượng của lối sống sai thương hiệu và tính toàn vẹn của các thiết kế. Sự gia tăng của siêu tiêu thụ đã cho Trung Quốc cơ hội tối hậu để tạo ra một bản sắc mới cho chính nó.

Thực hiện bài viết: Xu

Theo Style-Republik.com

Post a Comment