Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Khám phá căn Phòng trưng bày mẫu rập thiết kế của Christian Dior

Đến với Christian Dior Triển Lãm V&A, giới mộ điệu cũng không khỏi ngỡ ngàng trước căn phòng tráng lệ mang tên Designer of Dreams (tạm dịch “ Kẻ Thêu Dệt Những Giấc Mộng’’), nơi đây trưng bày các nguyên mẫu haute couture bất hủ với các đường nét phảng phất sự ma mị mê hoặc người xem.

Qua nét cấu trúc giản lược và những đường cắt may thuần túy được thể hiện trên những thiết kế mang tính biểu tượng từ các mùa trước, Dior đã xuất sắc đánh bật tên tuổi của mình trong giới thời trang tối giản. Cùng tìm hiểu về phòng trưng bày nguyên bản (toiles room) của Christian Dior, những tác phẩm trong đây xứng đáng được tái xuất nhiều lần trên màn catwalk sau cùng của Dior.

Bản rập mẫu trang phục thương hiệu Christian Dior được làm bởi John Galliano, Haute Couture, Spring-Summer 2007

Trước tiên, ta cần hiểu rõ tầm quan trọng của toile, nó là bản nguyên mẫu (bản nháp của trang phục), thường được làm từ vải linen hoặc muslin. Trang phục thử nghiệm (toile) được sử dụng để kiểm độ chính xác của bản rập, tỷ lệ, cấu trúc bên trong trang phục và vị trí của các chi tiết đính kết trước khi trang phục chính thức được hoàn chỉnh trên vải thực.

Trong thời trang ready-to-wear, sự đơn giản trong thiết kế đôi khi đồng nghĩa với việc bản rập được tạo ra dễ dàng bởi kỹ thuật cắt rập phẳng trước tiên, với toile calico (bản mô phỏng) nhanh chóng được ráp lại để kiểm tra mẫu rập; giai đoạn toile cũng có thể được bỏ qua để tiến hành bước may trang phục mẫu đầu tiên.

Đối với các cấu trúc trang phục phức tạp hơn, đối với thời trang haute couture và thời trang được đặt may riêng, quá trình làm toile thường dựa trên kỹ thuật draping / moulage (dựng rập 3D trên mannequin) kết hợp với kĩ thuật rập 2D do bản nháp (toile) của thiết kế được dựng trên giá đỡ cho đến khi thiết kế cùng được hoàn thiện.

Trong một số trường hợp, nhà thiết kế sử dụng vải toile để tạo form cho mẫu thiết kế cuối cùng mà không qua dựng rập, nhưng thông thường, toile sẽ được dùng làm rập nháp trước khi rập bằng vải chính thức được cắt may.

TOILE MARKINGS (Vẽ đánh dấu rập)

Nếu bạn là một nhà thiết kế thời trang, nhà tạo dựng rập, thợ may, hoặc bạn tự may đồ cho mình, hẳn một trong những thú vui nho nhỏ của bạn sẽ là quan sát thật kĩ những mẫu rập nháp với chi chiết những đường đánh dấu, cả dấu chéo và các đường chỉ nền ám hiệu bằng màu sắc được sắp xếp tinh tế, ví như một bức ảnh quen thuộc được bấm máy chụp lưu lại xuyên suốt quá trình thiết kế. Nếu bạn quan sát kỹ các hình ảnh về toile, bạn có thể thấy các ghi chú nhỏ về những gì cần được chỉnh sửa, để từ đó các nhà sản xuất cho ra được bộ trang phục cuối cùng.

Các đường chỉ nền được ám chỉ bằng màu sắc là gợi ý cho các đường tham chiếu phổ biến – được đánh dấu đặc biệt để nhà sản xuất có thể nhìn thấy các đường tham chiếu dọc và ngang (Mặt giữa trước, Mặt giữa sau, và hông, v.v.) trong khi các đường kẻ chì hoặc mực khác có thể đã được vẽ lên vải trước khi rập 3D được dựng lên theo tham chiếu về vị trí của thớ thẳng, và đôi khi các đường kẻ cũng đánh dấu vị trí nơi thớ chéo và thớ lệch rũ xuống nếu điều này giúp ích cho việc dựng rập thiết kế. Ngoài ra, các dấu “X” được sử dụng khá phổ biến, chúng được dùng để đánh dấu xóa ben, đánh dấu đường may nổi, hoặc xóa một đường kẻ đã được vẽ trước đó.

TOILES: CHRISTIAN DIOR BY JOHN GALLIANO (Rập thiết kế làm bởi John Galliano)

Nếu bạn ghé thăm phòng trưng bày nguyên bản Christian Dior tại triển lãm và bạn không thể đoán ra ngay một số phần rập, đừng hoang mang, đây có thể là do cấu trúc phức tạp của những mảnh rập nháp phần nào đã bị che khuất bởi các chi tiết đính kết và sự khác biệt do chất liệu vải sau cùng. Ví dụ, bạn sẽ không thể ngờ tới việc tailored dress, được kết len đen dựa trên cảm hứng từ áo khoác Bar, lại hoàn toàn có thể biến đổi thành trang phục sheer organza hồng lộng lẫy trên sàn catwalk.

Chính sự tùy biến này đã làm bật lên vẻ đẹp của quá trình dựng mẫu rập cho bản thiết kế. Hiển nhiên, bản rập nguyên thủy toile được dựng lên tương ứng theo mô phỏng của bản thiết kế thực tế. Thế nhưng, khi bản rập mẫu này ra mắt, nó giống như một tấm canvas trơn, tạo tiền đề cho các ý tưởng thiết kế mới dựa trên rập có sẵn – có thể bạn vẫn sẽ làm theo chất liệu vải trong bản thiết kế ban đầu, nhưng không có nghĩa rằng bạn không thể thử phá cách với những chất liệu khác nhau, và với vô vàn màu sắc khác độc đáo hơn.

Xếp vải theo nghệ thuật Origami
Giấy mô phỏng vị trí đính kết

Bản rập nháp cho thấy cách xử lý ben và xếp nếp trên chất liệu
 


Rập mẫu xẹp hơn do không sử dụng khung hỗ trợ bên trong và do mềm hơn chất liệu vải thật


John Galliano garment, Haute Couture, Autumn-Winter 2007.
Bản rập mẫu Christian Dior thực hiện bởi John Galliano garment, Haute Couture, Autumn-Winter 2008.

Cổ áo và ve áo đan chéo ở phần cao cổ trước.

TOILES: CHRISTIAN DIOR BY RAF SIMONS (Rập thiết kế thực hiện bởi Raf Simons)

Khi nhìn vào bản rập mẫu, bạn sẽ cảm nhận được chính xác suy nghĩ của các thợ may chuyên nghiệp về các chi tiết cần được xem xét lại trên bản rập đã hoàn thiện. Thí dụ, bạn sẽ thấy một số mảnh giấy có vẽ hoạ tiết thêu được bố trí trên rập mẫu sao cho vị trí của chúng khớp với bản thiết kế trên thực tế, nhưng bạn sẽ không bắt gặp ai đó thêu thử nghiệm trên bản rập nháp.

Đối với bộ sưu tập Spring- Summer 2015, các chất liệu vải đã được xử lý bằng cách viền và cắt tỉa trước khi chúng được đem đi xếp li, đây là một khâu vô cùng quan trọng bắt buộc nhà thiết kế phải kiểm tra trên vải rập mẫu trước khi thực hiện. Điều này là bởi vì trong trường hợp đường viền không đơn giản chỉ dùng để trang trí, nó có thể ảnh hưởng tới độ cứng của chất liệu và làm chất liệu trông dày và đứng form hơn. Nếu bỏ qua giai đoạn kiểm tra trên chất liệu vải, nhà thiết kế sẽ không thể xác định xem tổng thể hình dáng của trang phục sẽ thay đổi ra sao, và họ cũng sẽ không thể xác định độ chính xác của những thuật toán được dùng để tính độ xếp li của vải.


Toile of Christian Dior by Raf Simons garment, Haute Couture, Autumn-Winter 2012.

Toile of Christian Dior by Raf Simons garment, Haute Couture, Autumn-Winter 2012.

Toile of Christian Dior by Raf Simons garment, Haute Couture, Spring-Summer 2015.

Chuyển Ngữ: Hoàng Vũ Anh Thư

Nguồn: https://www.thecuttingclass.com/the-christian-dior-toile-room/

Post a Comment