Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Virtual Fashion: Thời trang kĩ thuật số đang phủ sóng trên Instagram của các tên tuổi lớn

GETTY IMAGES

Hãy hình dung thế này: Bạn đang lướt web như thường lệ và bỗng một chiếc áo khoác đột nhiên xuất hiện và chiếm trọn sự chú ý từ bạn, rõ ràng bạn chưa từng thấy chiếc áo kim loại óng ánh màu xanh lam nào tuyệt đẹp như thế này trước đây. Sau một hồi suy nghĩ đắn đo, bạn đã quyết định đặt mua chiếc áo này. Nhưng điều thú vị ở đây là bạn sẽ không thể tận tay chạm vào chiếc áo này vì chúng không tồn tại trên thực tế, thay vào đó chiếc áo sẽ được ghép vào những tấm hình mà bạn gửi đi.

Đúng là như vậy đấy. Bạn sẽ không thể nào chạm vào chiếc áo khoác đó hoặc mặc thử chúng lên người được, nhưng bạn có thể tuỳ thích “mặc” và “cởi” chúng ra nhờ vào kĩ thuật công nghệ. Điều này nghe có vẻ giống như tiền đề của một tập phim Black Mirror, thế mà công ty Carlings tại Na Uy lại đang sắp sửa biến điều này thành hiện thực.

Và như thường lệ, trào lưu mua quần áo kĩ thuật số ngày càng trở nên phổ biến. Để đáp ứng cho nhu cầu về trang phục kĩ thuật số “chỉ diện một lần” trên Instagram của giới khách hàng tên tuổi, Carlings đã tung ra bộ sưu tập “kĩ thuật số” đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái. Với tiêu đề ‘Neo-Ex’, bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ các thể loại trò chơi điện tử như Tekken; bộ sưu tập bao gồm các mẫu áo khoác da cá sấu màu vàng sáng, các miếng nhựa cao su màu xanh mang hoạ tiết code máy tính và bao gồm một tấm che mặt màu đen có in khẩu hiệu ‘Eat The Glitch’.

Bộ sưu tập kĩ thuật số ’Neo-Ex’ của Carlings được ưa chuộng bởi các influencer và người mẫu nổi tiếng.

Sau khi thanh toán một bộ trang phục với giá khoảng £9-30 trong bộ sưu tập gồm 19 mẫu, nhóm các nhà thiết kế 3D sẽ điều chỉnh giao diện trang phục vừa vặn với hình ảnh của người mua, và thế là tấm hình của họ đã sẵn sàng để được đăng lên mạng xã hội. Kicki Perrson, giám đốc thương hiệu tại Carlings Thuỵ Điển cho biết học đã nhận được hàng loạt phản ứng tích cực từ khách hàng, và sắp tới đây thương hiệu dự định cho ra mắt bộ sưu tập kĩ thuật số thứ hai vào mùa hè năm nay.

“Bằng cách bán bộ sưu tập kỹ thuật số với giá £15 cho mỗi mặt hàng, chúng tôi đã đại diện cho nền kinh tế của ngành thời trang, và đồng thời mở ra thế giới đa dạng các phong cách cho khách hàng lựa chọn mà không để lại bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào cho môi trường.”

“Trong thực tế, những trang phục hàng hiệu này sẽ có giá hàng nghìn bảng Anh và khách hàng chỉ mặc chúng một lần duy nhất trên mạng xã hội bởi vì thiết kế độc nhất và riêng biệt của chúng” ông Persson cho hay.

Cô nàng người mẫu Daria Simonova tên tuổi đã từng diện bộ sưu tập gồm chiến áo khoác phồng và quần jean thêu hình tia chớp trên tài khoản cá nhân với 58.000 người theo dõi, cho biết rằng cô rất thích những loại trang phục này và sẽ mua chúng nhiều hơn nữa trong tương lai.

“Tôi thực sự thích ý tưởng này vì thứ nhất, trang phục này thân thiện với môi trường và thứ hai, thời trang ngày nay chính là một loại hình nghệ thuật được thể hiện qua mạng xã hội. Quần áo kỹ thuật số lại đặc biệt tiện lợi và chúng cho phép các nhà thiết kế tự do phát huy trí tưởng tượng của họ mà không cần lo lắng về giá cả trang phục.”

Nhưng liệu thời trang công nghệ xa xỉ này có thật sự triển vọng trong tương lai hay không?

Một điều hiển nhiên mà ai cũng biết đó là fast fashion đang gây ra những tổn thất khó mà khắc phục đối với môi trường. Ngành công nghiệp này đã góp phần gây ra biến đổi khí hậu hằng năm, vấn đề này nghiêm trọng hơn nhiều so với lượng khí thải từ ngành hàng không và hàng hải. Trong khi chúng ta đang hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu dùng và tái sử dụng nhiều hơn, vậy nếu chúng ta có thể chưng diện mà không để lại bất kì ảnh hưởng xấu cho môi trường thì sao?

Chủ đề về thời trang kĩ thuật số này nghe có vẻ kì lạ, nhưng ngành công nghiệp thời trang chỉ thật sự là kẻ đến sau. Ngành công nghệ giải trí kĩ thuật số đã thu được nhiều lợi nhuận từ người chơi. Như Matthew Drinkwater, người đứng đầu Ban Sáng Kiến Thời Trang (Fashion Innovation Agency) tại đại học London College of Fashion chỉ ra, người chơi game Fortnite đã không ngần ngại thẳng tay chi hàng triệu đô la để mua giao diện nhân vật cho ảnh đại diện của họ.

Ông Drinkwater giải thích: “Số tiền người chơi đã chi cho nội dung ảo trong ngành trò chơi điện tử thực sự rất lớn, và ngành công nghiệp thời trang chỉ mới vừa nhận thấy nguồn lợi nhuận tiềm năng trong lĩnh vực này”.

Một trong những thương hiệu đi tiên phong là Moschino, gần đây nhà mốt này đã cho ra mắt bộ sưu tập nhỏ gọn lấy cảm hứng từ các nhân vật trong game Sims, bộ sưu tập được hoàn thiện với bộ đồ bơi xanh lá với hoạ tiết hình thoi. Sự kiện ra mắt bộ sưu tập này đi kèm với việc phát hành chiếc áo hoodie phiên bản Freezer Bunny, và bạn có thể mặc kèm chúng với bộ sưu tập của Moschino.

Kerry Murphy, người sáng lập thương hiệu The Fabricant – một ‘hãng thời trang kỹ thuật số’ có trụ sở tại Amsterdam nơi chuyên sáng tạo các loại trang phục thực tế ảo cho các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ – cho rằng sẽ không lâu nữa chúng ta sẽ được chứng kiến một thương hiệu thời trang cao cấp cho ra đời một bộ sưu tập toàn bộ là thời trang kĩ thuật số.

Murphy cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với một số thương hiệu mà họ đang dự tính về việc mở bán các sản phẩm thời trang kĩ thuật số và có dự định lâu dài về hướng phát triển mới này.”

Vào tháng 5 vừa qua tại New York, kiệt tác ‘thời trang cao cấp kỹ thuật số’ đầu tiên trên thế giới đã được bán trong một cuộc đấu giá từ thiện với giá 7.500 bảng Anh ( tương đương 9.500 USD). Vật phẩm là một bộ cánh trong suốt, óng ánh được thiết kế bởi Amber Jae Slooten, giám đốc sáng tạo của The Fabricant, trang phục này sau đó sẽ được gắn vào một bức ảnh của chủ sở hữu.

Drinkwater nói: “Khi công nghệ được cải tiến và độ chân thực của hình ảnh do bạn có thể tạo ra trở nên sắc nét hơn, rất có khả năng nhu cầu về thời trang kĩ thuật số sẽ ngang bằng với nhu cầu về thời trang thông thường.”

Tác phẩm ‘thời trang kỹ thuật số cao cấp’ đầu tiên trên thế giới, được bán trong buổi đấu giá từ thiện với giá 9.500 đô la, và được thiết kế bởi Amber Jae Slooten, giám đốc sáng tạo tại The Fabricant.

“Mọi người thậm chí có thể sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho thời trang kĩ thuật số hoặc ít nhất là ngang ngửa với loại thời trang thông dụng.”

Khả năng tư duy sáng tạo cũng sẽ được nâng cao hơn. Đối với các nhà thiết kế và các thương hiệu đang bị bó buộc trong lối mòn phong cách, giờ đây họ có thể tự do phá vỡ các giới hạn của sự sáng tạo mà không cần lo lắng về giới hạn ngân sách. Drinkwater cho biết thêm: “Khi những chiếc dây cương được tháo xuống, bạn sẽ được giải phóng và bạn có thể bắt đầu vượt qua các ranh giới mà mọi người chưa ai từng chứng kiến trước đây.”

Slooten, một chuyên gia có nền tảng vững chắc về thiết kế thời trang, cho biết cô đã làm quen với mô hình 3D từ 5 năm trước và cô yêu thích điều này. “Thật tuyệt vời làm sao. Với việc không lãng phí nguồn nguyên liệu, bạn lại có thể tạo ra bất cứ thứ gì, và đối với một nhà thiết mà nói, đây là một cách làm việc thật sự rất mới mẻ,” cô cho biết “Nó giống như cách bạn điêu khắc trang phục trực tiếp lên cơ thể thay vì tạo ra rập mẫu và sau đó may, ghép chúng lại với nhau.”

Niềm vui hiện hữu đến từ trang phục

Mặc dù ngài Drinkwater cho rằng phải mất ít nhất từ 5 đến 10 năm nữa để quần áo kỹ thuật số trở nên phổ biến, nhưng rõ chúng ta còn một chặng đường dài hơn nữa đang chờ ở phía trước.

Tuy rằng thời trang kĩ thuật số là một giải pháp khả thi cho văn hóa thời trang dùng một lần của chúng ta, nhưng thời trang kỹ thuật số có rơi vào chiếc bẫy tương tự hay không? Rất có khả năng bạn chỉ diện chiếc áo khoác xanh oversize tuyệt đẹp một lần trên mạng xã hội rồi lại xếp chúng vào trong tủ đồ “ảo” của mình, và bạn được khuyến khích để diện nhiều hơn nữa.

Sau đó là vấn đề với các nhân vật có tầm ảnh hưởng. Việc mà tất cả mọi người đều có thể diện mọi loại trang phục hàng hiệu mà không cần lo lắng về kích cỡ của trang phục, hiển nhiên sẽ trở thành một điều trêu ngươi với những người đang có số lượng follow khủng lồ (và họ buộc phải đăng những nội dung thu hút lượt like mỗi ngày), vậy nên rất khó tưởng tượng ra nếu lượng theo dõi tương tự cũng hướng về phía những người bình thường không mấy để ý đến Instagram.

View this post on Instagram

@fashionwithfaith is wearing #Stuhf Jon shades 🔥 #carlings

A post shared by Carlings (@carlings_official) on

Là một người đơn thuần, chắc hẳn bạn chỉ muốn mặc trang phục trực tiếp của mình lên người vì sẽ chẳng ai chú ý đến trang phục của bạn trên Instagram? Câu hỏi đưa ra bởi Shonagh Marshall, một chuyên gia thời trang làm việc tại New York. Thật sự, khi niềm vui của thời trang đến từ việc chưng diện trang phục trên người, liệu chúng ta có thể hình thành mối liên hệ cảm xúc của mình với trang phục thậm chí không tồn tại? Chính xúc giác ta cảm nhận được khi vuốt nhẹ lớp váy satin mềm mại mới là điều khiến thời trang trở nên hấp dẫn và thú vị.

Thay vào đó, Drinkwater nghĩ rằng chúng ta nên bắt đầu xây dựng một mối quan hệ ‘hoàn toàn khác’ với quần áo của mình. “Với sự gia tăng của các cửa hàng trên phố, nơi mọi người đều bán ra khối lượng lớn trang phục, nhưng chúng lại rất phổ thông và giống hệt nhau, điều đó khiến chúng ta trở nên nhàm chán. Tôi nghĩ rằng yếu tố độc quyền mà bạn có thể tạo ra thông qua quần áo kỹ thuật số là thứ có thể xây dựng những khát khao mới về thời trang và đem lại cảm giác đúng nghĩa về cách mà chúng ta đã từng mua sắm.”

View this post on Instagram

We all know my heart belongs to LA, but polyamory is a thing so that means I’m also allowed to have a crush on NYC ok 😹🗽 The story of Stonewall Inn is one big reason why I love this place. Nowadays in a lot of cities it’s not too hard to find a cute gay bar or queer party, but back in 1969, there weren’t a lot of places where LGBTQIA+ folks could express themselves how they wanted and hang out with each other without str8/cis ppl being all annoying and judgy (or worse). In the early morning hours of June 28, police raided the Inn bc homophobia/transphobia/racism, and things escalated after the police started to, well, do the things cops do 🙅🏻‍♀😒 BUT despite the chaos and danger the crowd fought back!! And drove the police away. This was a defining moment in the history of LGBTQIA+ rights 💪🏿💪🏾💪🏽💪🏼💪🏻💪 On that day and during later riots, it was black trans women like Marsha P. Johnson (RIP) who led the fight to reclaim space for gay, queer, and trans folks of all origins and walks of life ~ which is still true today. Being at Stonewall was humbling to say the least, and as I learn more about who I am and who I like to love, I’m immensely grateful for the brave folks at Stonewall and 💫ESPECIALLY💫 to black trans women ~ because of their bravery I’m able to feel safe being who I am today 🌈💖 and I guess it’s #NationalSelfieDay but MORE importantly it’s ~ and I cannot stress this enough ~ #PRIDEMONTH so here I am being who I am xx Miquela

A post shared by Miquela (@lilmiquela) on

Tuy nhiên, ông Murphy tin rằng quần áo kỹ thuật số chắc chắn sẽ là bước ngoặt tiếp theo trong ngành thời trang.

“Sẽ thật điên rồ nếu phủ nhận rằng cuộc sống của chúng ta đang trở nên phi thực tế hơn và các loại công nghệ kĩ thuật số ra đời ngày càng nhiều hơn, đặc biệt với sự phổ biến của những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội như Lil Miquela (với 1.6 triệu lượt follows trên Instagram),” ông chia sẻ. “Số người theo dõi bà đông đảo như lượng khán giả theo dõi các chương trình dài kì trên TV, vậy mà hai năm trước đó, họ đã cho rằng bà ấy thật lố bịch”.

Dù bạn có cảm thấy thế nào đi nữa về thời trang kĩ thuật số, chúng ta cũng không thể làm ngơ trước sự thật rằng ngành công nghiệp thời trang cần một cuộc cách mạng thực sự. Thời trang kĩ thuật số đã có thể trải đường cho sự phát triển của một mô hình kinh doanh bền vững hơn – một mô hình mà sự tiêu thụ quá mức loại trang phục mặc một lần sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Nguồn: https://www.elle.com/uk/fashion/a28166986/digital-fashion-dressing-virtually/

Chuyển ngữ: Hoàng Vũ Anh Thư

Post a Comment