Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Sopie Hallette – thăng trầm một thuở

Tại một nơi xinh đẹp của nước Pháp, có chiếc máy khổng lồ ngày đêm kêu vang rền rĩ, đó là nhà xưởng Sopie Hallette ở thị trấn Caudry nằm ở phía Đông Bắc. Tuy nhiên, chiếc máy công nghiệp bề thế và cồng kềnh như một con quái vật này lại làm ra loại chất liệu tinh tế bật nhất: loại ren Chantilly, Ren Leavers, và Silk Tulle với số lượng hạn chế. Điều này giúp cho Sophie Halltte trở thành nhà cung cấp chất liệu thời trang hàng đầu cho các nhà mốt lớn như Chanel, Gucci và Erdem.

Người ta vẫn chưa quên cảm giác choáng ngợp khi nhìn thấy chiếc váy Alexander McQueen thiết kế bởi Sarah Burton – không gì khác chính là chiếc áo cưới của công nương Kate Middleton, chất liệu ren đó đến từ nhà máy Sophie Halette. Những chiếc váy cưới Oscar de la Renta của Amal Clonney luôn khiến người ta khát khao cũng thế. Và một biểu tượng thời trang từng gắn liền với chất ren xa xỉ, không ai khác là Marilyn Monroe.

Và một biểu tượng thời trang từng gắn liền với chất ren xa xỉ, không ai khác là Marilyn Monroe.

Vị chủ tịch Chanel, Bruno Pavlovsky, trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở thương hiệu thời trang ở Paris đã cho biết: Chanel đầu tư để “chất liệu này sẽ được sản xuất trong nhiều thập kỉ tới nữa…”.

Sophie Hallette hiện là thành viên của Métiers d’Art trực thuộc Chanel, một tập đoàn cung ứng (thuộc sở hữu hoặc đầu tư) của các công ty thời trang, trong đó có cả Maison Lesage chuyên về thêu; Maison Michel chuyên về máy may; Maison Desrues chuyên về nút; Và Barrie chuyên về “cashmere”. Mỗi năm, Chanel sẽ tổ chức một cuộc triển lãm các tác phẩm mới nhất của Métiers d’Art.

Sự ra đời của Sophie Hallette, và ngành công nghiệp ren Caudry, là một minh chứng cho đỉnh cao của cuộc cách mạng công nghiệp. Vào đầu thế kỷ 19, hai anh em người Anh John Heathcote và John Leavers đã phát minh ra chiếc máy dệt Leavers, một loại máy phức tạp với kích cỡ như một  chiếc xe tăng, với hàng ngàn bộ phận chuyển động.

Năm 1816, chính phủ Anh đã ngăn chặn việc xuất khẩu máy móc như một biện pháp bảo hộ, tuy nhiên ba thợ dệt ở Nottingham, đã buôn lậu từ Anh sang Pháp – và không thành công vì kích cỡ của nó quá nổi bật. Mục đích của những kẻ buôn lậu là tái định cư ở Valenciennes, một thị trấn của Pháp gần biên giới Bỉ cũng nổi tiếng với việc làm ren. Nhưng họ đã chỉ có thể đến Caudry, cũng chính vì vậy Caudry đã trở thành một thị trấn chuyên làm ren.

Chiếc máy Leavers năm 1939 có hình dáng bề thế và cồng kềnh.

Vào năm 1887, một doanh nhân người Pháp Eugène Hallette đã thành lập một công ty làm ren với 6 khung dệt Leavers tại thị trấn Caudry. Sau khi Hallette qua đời vào năm 1909, góa phụ của ông đã tiếp quản công ty và phát triển khắp cả nước. Lúc bấy giờ, có hàng trăm nhà sản xuất ren ở thị trấn, những người đàn ông điều khiển máy móc và phụ nữ sửa lỗi bằng tay, cho đến ngày nay truyền thống ấy vẫn được duy trì.

Năm 1942, Etienne Lescroart (Pháp) đã mua công ty Hallette từ vợ góa của Eugène (Hallettes không có con), và sau Thế chiến thứ II, mở rộng hoạt động sản lĩnh vực thời trang, chuyên cung cấp cho những nhà mốt lớn như Christian Dior và Balmain. Danh tiếng của Hallette ngày càng lớn mạnh không chỉ bởi Marilyn Monroe thường xuyên mặc trang phục bằng ren Hallette, mà còn có Jacqueline Kennedy với chiếc mạng bằng ren Hallette đi lễ Chủ nhật. Trong một thời gian, với sự yêu quý cô cháu gái, ông chủ Etienne đã thêm tên cô – Sophie vào tên công ty.

Năm 1970, chủ nghĩa bình quyền trở bùng nổ, cũng vào thời gian đó xu hướng giản dị của Diane Von Furstenberg và Halston chiếm ưu thế trong làng thời trang, các nhà sản xuất ren tại Caudry gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, một số công ty đành bất lực đóng cửa. Con trai của ông Lescroart, Bruno, người đã từng làm việc tại Sophie Hallette, muốn từ bỏ nó và bắt đầu kinh doanh nhà hàng. Tuy nhiên, cha cậu kịch liệt phản đối.

Cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, ren đã trở lại. Mở màn là chiếc váy cưới hoàng gia được may từ ren Sophie Hallette vào sự kiện tháng 4 năm 2011. Chiếc váy, được thiết kế từ năm 1958, nằm trong bộ sưu tập của của Alexander McQueen, trong thiết kế bao hàm loài hoa mang biểu tượng hoàng quyền nước Anh.

Công nương Middleton xuất hiện trong chiếc áo cưới ren của sản xuất từ nhà xưởng Sopie Hallette.

Trong khi những người ở Sophie Hallette khi đó vẫn còn mơ hồ, không biết rằng công nương Middleton đang sử dụng chất liệu ren được nhà mình sản xuất, chỉ cho đến khi cô xuất hiện ở tu viện Westminster Abbey. Từ đó, loại ren được đổi tên thành Kate’s Lace, và những bức ảnh của công nương Middleton được trưng bày một cách đầy tự hào trong các văn phòng công ty.

Lúc bấy giờ, Chanel đang cân nhắc việc mua lại một công ty bán lẻ đồ lót có tên là Codentel, từ lâu đã là nhà cung cấp cho Chanel. Cháu ruột của ông Lescroart, Romain – hiện là giám đốc điều hành của Sophie Hallette cũng đang xem xét việc mua một nhà máy ren khác. Việc hợp tác cùng Romain Lescroart có ý nghĩa nhất định với Chanel: “Romain là chuyên gia về ren, và chúng tôi thì có tiềm lực. Đó là điều phải làm.”

Ngày nay, Groupe Holesco, một công ty cổ phần do Bruno Lescroart sáng lập cách đây 25 năm, đang bao gồm Sophie Hallette, Codentel và nhà thuốc nhuộm ở Caudry. Sophie Hallette hiện có khoảng 90 chiếc máy dệt Leavers và 40 chiếc máy dệt bobbinet tulle, sản xuất khoảng 2.000 dây ren và tulles mỗi mùa – trong đó có 100 mẫu thiết kế mới, và tái sinh các mẫu cũ như La Parfaite, hoặc Perfection, cũng như Chantilly (một dạng hoa văn rất thịnh hành vào năm 1962 cho đến ngày nay).

Công ty xuất khẩu sang 60 nước và thu về khoảng 26 triệu euro mỗi năm (tương đương 27,4 triệu USD). Đây là một trong sáu công ty đang hoạt động tại Caudry, nên biết chỉ có hai công ty trên thế giới sản xuất được bobbinet tulle (nhà máy còn lại nằm ở Thụy Sỹ). Mỗi máy sản xuất từ ​​40 đến 100 miếng ren mỗi ngày – 5.000 cây kim đồng thời khâu và thắt nút mỗi khâu. “Những gì chúng tôi làm ở đây là tạo nên một mặt hàng xa xỉ,” Romain Lescroart nói. “Dù nằm ở thị trấn nó nhưng có quy mô toàn cầu.”

Phải mất năm năm để đào tạo kỹ thuật viên ngành dệt may, và mỗi kỹ thuật viên chỉ giám sát hai máy, nhằm duy trì và sửa chữa chúng ngay khi cần thiết. Maud Lescroart, em gái của Romain – đảm đương vị trí giám đốc tiếp thị của công ty, cho biết: “Một người thợ sẽ biết được nhịp tim của chiếc máy và phát hiện ngay vấn đề khi nghe âm thanh máy chạy. Những chiếc máy dệt này như những đứa con của nhân công”.

Các công nhân làm việc tại nhà xưởng.

Những chiếc máy dệt này đã không còn được sản xuất từ ​​những năm 1960, vì vậy công ty giữ các bộ phận cũ được làm thủ công. Caudry không thể sản xuất sản phẩm rẻ hơn trên thị trường bởi vì, theo bà Lescroart đó là một kiến ​​thức được kế thừa, và phải mất nhiều thời gian để học. Ông Pavlovsky cũng khẳng định: “Không còn nơi đâu có nhiều chiếc máy dệt Leavers này tụ tập nữa”.

Nhà quản lý của Chanel cho biết mối quan hệ hợp tác này còn tiến đến việc tìm hiểu và nghiên cứu, liệu kỹ năng của những người thợ có thể kết hợp với các công nghệ hiện đại, đồng thời ông không dấu diếm tham vọng vi tính hóa các cổ máy thủ công trăm năm tuổi này. Nhà mốt hàng đầu cho biết, việc này nhằm đảm bảo tương lai của loại chất liệu tinh tế và đặc sắc này được lưu truyền đến mai sau…

Thực hiện Koi

Theo nytimes

Post a Comment