Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

[Fashion history] Fortuny – Charioteer of Delphi

Fortuny Delphos, chiếc váy lụa bó cùng với thắt lưng đơn, có lẽ là chiếc váy trứ danh nhất từ trước đến nay. Được tạo nên năm 1907, bộ trang phục huyền thoại như một bản sao của đường nét thường thấy tại bối cảnh của thời kì Edward VII. “Delphos” của Mariano Fortuny là một trong những thiết kế mang tính biểu tượng trên thế giới và là nguồn cảm hứng xuyên suốt một trăm năm qua.

Vào đầu thế kỉ XX, thời kì của may đo nghiêm ngặt và những chiếc corset, khi hình dáng trang phục của nữ giới dù có nhiều chuyển đổi nhưng đa phần vẫn bị gắn chặt với thị hiếu thời Victorian, Delphos đã nổi lên như tiên phong của thời đại. Nó ra đời, mang tính cách mạng trong hình dáng và cấu trúc, món trang phục độc nhất trên cơ thể mà không có đồ lót bên trong hay bất kì cứ gì khác, vì thế đường cong của phái đẹp cũng như vẻ đẹp tự nhiên của hình thể có thể phơi bày rõ rệt. The Delphos có vẻ quá “thân mật” đến nỗi nó chỉ có thể được mặc trong phạm vi tại nhà.

Mariano Fortuny, Delphos Dresses, 1915

Mariano Fortuny xuất thân từ một danh gia vọng tộc, học thức uyên thâm. Cha ông là một họa có tên tuổi, từng được học bổng Prix de Rome – bảo trợ bởi Nữ hoàngTây Ban Nha Isabella, ông ngoại ông cũng là một họa sĩ  tài danh tốt nghiệp từ École des Beaux-Arts tại Paris. Cả gia đình hay đi đây đó và say sưa nghiên cứu những những tác phẩm nghệ thuật, thời trang và điêu khắc từ khắp thế giới để lấy cảm hứng.

Mariano Fortuny sinh ra tại Tây Ban Nha năm 1871, trong thế giới của sự sáng tạo, không bị trói buộc. Gia đình ông chuyển đến Paris vào năm Fortuny lên ba, trước khi quyết định định cư tại Venice khi ông mười tám. Thể hiện sự đam mê với hội họa cũng như vải vóc từ rất sớm, giai đoạn này lí giải vì sao Fortuny được xưng tụng là “The Magician of Venice”.

Mariano Fortuny Delphos Gown ca. 1910

Dù rằng chiếc váy Delphos đã trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Fortuny, ông cũng chưa từng nhận định mình là một nhà thiết kế thời trang. Nhà chế tác kim loại, họa sĩ, kỹ sư ánh sáng và kẻ say mê vải dệt, Fortuny đã đăng ký hơn ba mươi bằng sáng chế độc quyền trong suốt quãng đời mình. Phát minh tuyệt vời nhất của ông là kỹ thuật làm nên chiếc váy Delphos; “micro-pleating” (tạm dịch: kỹ thuật xếp ly nhỏ) trên lụa là quy trình được giữ kín, mặc dù có vô số sự thèm muốn hay ganh ghét, thì cũng chưa bao giờ được truyền thừa cho bất cứ ai. Fortuny được gọi là “Renaissance Man” – người học thức uyên thâm, giàu cảm hứng và sáng tạo nổi danh thế giới. Những thiết kế của ông mang ảnh hưởng của nền nghệ thuật A-rập, Ý, Trung Hoa, Đức, Ai Cập và Hawai, có thể ví dụ bao hàm những bộ sưu tập rộng lớn của gia đình ông. Chiếc váy Delphos, dù thế nào, về mặt thiết kế lẫn danh pháp, có nguồn gốc từ bức tượng điêu khắc “The Charioteer of Delphi”.

Dù rằng chiếc váy Delphos đã trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Fortuny, ông cũng chưa từng nhận định mình là một nhà thiết kế thời trang.

HENRIETTE FORTUNY. Portrait of a muse Winter at Palazzo Fortuny

“The Charioteer of Delphi” là tác phẩm điêu khắc tiêu biểu còn sót lại thời kì cổ đại. Khi những đôi mắt của đầu thế kỉ hai mươi trở nên quen thuộc với những tác phẩm trong viện bảo tàng cũng như các pho tượng được khai quật vào thế kỉ mười bảy và mười tám, The Charioteer là một thực thể khác biệt. Khám phá tình cờ khi đá lở, nó được khai quật vào cuối năm 1986 với điều kiện phi thường, chất lượng và biểu hiện sống động như thật khiến cho Fortuny khá tò mò, người nghệ sĩ mười lăm tuổi bắt đầu say đắm với thế giới cổ đại. Sự khám phá này lập tức trở thành sức mạnh và The Charioteer không phải là thứ Fortuny tình cờ gặp trong một ngày ở viện bảo tàng. Nó được làm một đề mục vòng quanh thế giới và bầu không khí làm việc khác thường lôi cuốn gia đình Fortuny và chàng trai trẻ Mariano đam mê nó.

Mười năm sau, không có gì ngạc nhiên khi Fortuny tạo nên trang phục mà ông gọi là Delphos. Nhanh chóng được đón nhận bởi giới nhà giàu, có học thức và hào phóng chi tiền, chiếc váy Delphos được mặc bởi các nàng công chúa và các màn trình diễn tương tự.

Mười năm sau, không có gì ngạc nhiên khi Fortuny tạo nên trang phục mà ông gọi là Delphos. Nhanh chóng được đón nhận bởi giới nhà giàu, có học thức và hào phóng chi tiền, chiếc váy Delphos được mặc bởi các nàng công chúa và các màn trình diễn tương tự. Nó hấp dẫn không chỉ bởi tiếng nói của thế giới cổ đại và sự lãng mạn của lịch sử; nó còn là tác phẩm bí mẩn, bao gồm tính thủ công được giữ kín.

Fortuny “Delphos” Gown

Người phụ nữ đầu tiên mặc Delphos là Hellenic, mặc chiếc váy với tóc bện dây thừng và trang sức nguyên thủy. Trong tấm ảnh cũ màu nâu đỏ vào đầu thế kỉ hai mươi, những người phụ nữ tương tự những tượng đài, dường như không có sự sống và hơi thở. Chiếc váy Delphos như có ma thuật biến đổi màu sắc; những viên đá trên trang sức khiến lụa tỏa sáng trông như có sự sống của riêng mình chính là nhân tố chính trong sáng tạo của Fortuny. Màu sắc được sử dụng được lấy cảm hứng từ bộ sưu tập gia đình, trong những bức họa của cha và ông, là ánh sáng bão hòa của Venice, Fortuny làm nên màu nhuộm từ khoáng vật (mineral) và hợp chất thực vật, lụa được nhuộm hơn 15 lần để cho ra màu sắc sang trọng mà ông mong muốn. Màu sắc của Delphos tươi vui, huyền ảo, có đôi khi là màu nghệ hay bạch đậu khấu, lapis lazuli và cobalt. Mặc dù sắc đen của Delphos óng ánh giống như cánh quạ hơn là sắc màu của đêm đen.

Màu sắc của Delphos tươi vui, huyền ảo, có đôi khi là màu nghệ hay bạch đậu khấu, lapis lazuli và cobalt. Mặc dù sắc đen của Delphos óng ánh giống như cánh quạ hơn là sắc màu của đêm đen.

Khi Fortuny trưởng thành thời kì kỉ nguyên Victorian với chứng nghiêm khắc và ám ảnh nặng nề, những bức họa của gia đình ông đã tiến đến gần giai đoạn trường phái lãng mạn cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Màu sắc, ánh sáng và tự nhiên của Delphos hiện thân dưới nhiều hình thức nghệ thuật. Đầu tiên có thể thấy qua lăng kính của trường Pre-Raphaelite, thời kì trung cổ đã qua vẫn soi sáng văn chương và soi chiếu những người ngoại đạo, mang đến những nguyên tố cổ xưa, như cái nhìn cũng như chân dung nữ giới với những bộ trang phục thần thánh là ví dụ cụ thể.

Sau cái chết của Mariano Fortuny vào năm 1949 và vợ ông ra đi vào năm 1965, chiếc váy Delphos cũng bị ngưng sản xuất, bởi ý muốn của Fortuny là chiếc váy chỉ tồn tại khi nào vợ ông còn hiện diện trên cõi đời. Mặc dù vậy, thì nguồn cảm hứng từ chiếc váy cũng như ảnh hưởng của nó vẫn đọng lại cho đến thế kỉ hai mươi mốt. Mary McFadden lần nữa lặp lại phép màu của Fortuny vào những năm 1980 với việc làm nên phiên bản thần bí của những nếp gấp Fortuny. Tuy nhiên nó chỉ thực hiện được dưới sức nóng với sợi tổng hợp, việc thực hiện với lụa vẫn là điều bất khả đối với những ai cố gắng. Năm 1993, nhà thiết kế thể nghiệm tiên phong Issey Miyake đã cho ra chính xác nếp gấp Fortuny với bộ sưu tập đầu tiên “Pleats Please”. Và dù sau này nhiều nhà thiết kế đã phục chế nó như Mary McFadden, Issey Miyake, Romeo Gigli, hay đươc đào tạo trong trường Parsons và Central Saint Martins, thì chiếc váy Delphos vẫn là huyền thoại trong lịch sử thời trang, mặc dù sự cố gắng sao chép nó có sức mê hoặc phi thường hay giải thích nó bằng một thứ ngôn ngữ khác.

Sau cái chết của Mariano Fortuny vào năm 1949 và vợ ông ra đi vào năm 1965, chiếc váy Delphos cũng bị ngưng sản xuất, bởi ý muốn của Fortuny là chiếc váy chỉ tồn tại khi nào vợ ông còn hiện diện trên cõi đời.

Một điều phi thường khác là chiếc váy Delphos chưa bao giờ lỗi thời. Được sản xuất vào những năm 1907 cho đến 1960, với chút ít mâu thuẫn với thời đại đó, nó đã trở thành món trang phục không thể thiếu trong thời kì mới bắt đầu. Từ đó đã tái hiện nét đặc trưng của quan điểm học thức và sự chuyển giao tiếp nối bởi Marcel Proust tại À la Recherche du Temps Perdu, biết bao biến đổi trong thế kỉ hai mươi sau đó, nó cứu vớt đã “art deco” của những năm 1930 với tính mộc mạc và đường nét uốn lượn, nó cung cấp cho “new look” của Dior và những đổi thay của các nhà couture Paris vào giữa thời kì hoàng kim.

Nhìn thoáng qua Delphos được sinh ra như kì tích, xuyên qua những trang sử thời trang, giờ đây ta có thể nhìn thấy nó từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia Mrs Condé Nast năm 1919, Mai Mai Sze 1934, Gloria Vanderbilt 1969, Tina Chow 1977, Lauren Bacall 1978, Natalia Vodianova 2009 hay Tilda Swinton 2013. Câu chuyện về chiếc váy Delphos là một phần của lịch sử nghệ thuật cũng như thời trang, và suy cho cùng nó là một phần của lịch sử về nữ giới.

Chuyển ngữ: Hoàng Khôi

Theo Iconic Dresses – 25 moment in twentieth century fashion/

William Blaney – Foreword by Rachel Zoe

Post a Comment