Những người phụ nữ đã thay đổi ngành thời trang: Danh mục các nhà thiết kế
Nhân dịp ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10, FACE – The Fashion Design Academy xin giới thiệu đến các bạn tiểu sử ngắn về 22 nữ thiết kế nổi tiếng, những người đã đóng góp hết mình cho lĩnh vực thời trang xuyên suốt lịch sử.
Các nhà thiết kế được ví như những siêu sao trong ngành công nghiệp thời trang. Họ chuyển tầm nhìn của mình thành dòng sản phẩm cùng tên, làm sống lại tên tuổi của các nhà mốt truyền thống, và tạo dựng một thương hiệu hoàn toàn mới cho riêng mình. Khởi đầu với Jeanne Lanvin, bà bắt đầu tạo dựng nên đế chế của mình từ thế kỉ thứ 19, cho đến thời đương đại của Rei Kawakubo, người đã tạo ra một ngách thành công giữa thời trang và nghệ thuật, những người phụ nữ quyền lực này đã tạo ra những thiết kế thay đổi thời trang và vẫn ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay.
Jeanne Lanvin
Một trong những nữ doanh nhân đầu tiên trong lĩnh vực thời trang, bà Jeanne Lanvin đã mở một nhà máy vào năm 1889. Sau đó, bà được truyền cảm hứng từ cô con gái nhỏ của mình – bé Marguerite Marie-Blanche di Pietro, bà Lanvin đã bắt đầu thiết kế ra những bộ váy xa hoa dành riêng cho các bé gái với chất liệu lụa mỏng mịn và được và thêu một cách công phu. Những trang phụ dành cho trẻ em lẫn người lớn của Lanvin được bày bán rất chạy, và chiến lược bán hàng của bà đã suất sắc vượt xa thời buổi bấy giờ – tính đến những năm 1920, dòng sản phẩm của bà đã mở rộng sang lĩnh vực trang phục thể thao, đồ lông thú, sản phẩm trang trí nội thất, đồ nội y, quần áo nam, đồ bơi và nước hoa.
Madeleine Vionnet
Được xem là “kiến trúc sư trong số các thợ may y phục”, Vionnet đã thay đổi thời trang mãi mãi khi bà sáng lập hãng thời trang của riêng mình vào năm 1912. Rất nhanh chóng bà trở nên nổi tiếng vì phương pháp điêu khắc trong thiết kế trang phục. Các trang phục do bà thiết kế lấy cảm hứng từ các bức tượng cổ điển của Hy Lạp, với những đường gấp và xếp nếp vô cùng cuốn hút. Các quý cô thời ấy rất thích sự thoải mái và linh hoạt khi diện các thiết kế của bà. Như Vionnet đã từng nói: “Khi một người phụ nữ mỉm cười, thì chiếc váy của cô ấy cũng nên mỉm cười”.
Coco Chanel
Là nhà thiết kế cuối cùng theo đuổi phong cách cổ điển, Coco Chanel đã định nghĩa cho những phong cách sẽ trường tồn mãi theo thời gian. Chiếc váy đen nhỏ nhắn (the little black dress). Áo khoác làm bằng vải tweed. Nhưng chính loại vải móc jersey mới là điều đưa tên tuổi của nữ thiết kế người Pháp này vang dội. Sự nghiệp của bà khởi đầu sau Thế Chiến thứ I, bà là nhà thiết kế đầu tiên sử dụng chất liệu thường dùng để may đồ lót cho xuyên suốt bộ sưu tập của mình. Bà cũng là người đầu tiên thiết ra những chiếc váy với cấu trúc vuông vắn hình hộp, ngắn hơn và dễ di chuyển hơn, giải phóng các cô gái khỏi những chiếc corset bó sát và những bộ đầm lấy cảm hứng từ Poiret. Coco Chanel đã mở rộng thương hiệu của mình chỉ sau vài năm, và những dòng nước hoa được ưa chuộng (bao gồm cả No.5) vẫn luôn nằm ở đầu danh sách mua sắm của các cô nàng đang tìm kiếm sự quyến rũ cho riêng mình.
Claire McCardell
McCardell được xem là mẹ đẻ của ngành thời trang nước Mỹ. Sau giai đoạn sản xuất hàng loạt đi kèm với sự ra đời của thời trang ready-to-wear vào những thập niên 30s, nước Mỹ đã phải chật vật để tìm lại bản sắn thời trang của riêng mình. McCardell đã làm ra những trang phục sang trọng, linh động và làm gia tăng giá trị cho các loại Âu phục trước đó, ví dụ như chiếc váy đơn giản được thêm túi, váy cột quấn đa chức năng, váy xếp li tự do và những chiếc váy suông làm từ cotton, ngoài ra còn có các loại vải đan chéo, vải gingham, vải jean cho trang phục diện vào cả ngày lẫn đêm.
Elsa Schiaparelli
Chiếc áo len trompe l’oeil được đan tay chính là biểu tượng cho tương hiệu của Schiaparelli khi bà mới bắt đầu sự nghiệp vào năm 1927. Chiếc áo ngay lập tức trở thành sản phẩm bán chạy nhất và định nghĩa cho phong các cá nhân của riêng bà: cao cấp, vừa vặn và đi kèm với một biến tấu bất ngờ. Bà là người đầu tiên ứng dụng khoá kéo như một món đồ mang dấu ấn cá nhân, và bà đã ghi điểm cho phong cách của mình khi hợp tác vơi các hoạ sĩ tài ba như Salvador Dali và Meret Oppenheim. Nhờ vào phong cách độc đáo của mình, bà đã trở thành nhà thiết kế thời trang nữ đầu tiên được vinh danh trên trang bìa của tạp chí TIME.
Mary Quant
Mary Quant được biết đến như là người tạo ra miniskirt (những chiếc váy ngắn). Xuyên suốt thập niên 60s ở London, bà Quant đã tìm thấy cho mình những nguồn cảm hứng vô tận trên những con phố bà đi qua hằng ngày. Bà từng nói, “chính những cô gái trên phố King’s Road đã sáng tạo ra những chiếc váy mini. Tôi chỉ làm cho chúng trở nên đơn giản, trẻ trung và thuận tiện hơn, những chiếc váy mà bạn có thể dễ dàng cử động, chạy nhảy khi mặc.” Những bộ đầm do bà thiết kế với đa dạng màu sắc cùng các hoạ tiết in thú vị đã định nghĩa cho cả thập kỉ này.
Sonia Rykiel
Với mong muốn được mặc một chiếc áo len mềm mại hơn khi còn đang mang thai vào năm 1962, nhà thiết kế người Pháp Sonia Rykiel đã bắt đầu tạo ra các sản phẩm mới mang thương hiệu thời trang do chồng bà sáng lập, bao gồm một chiếc áo len sọc, bó sát mà Rykiel gọi là “Poor Boy.” Rất nhanh sau đó, những chiếc áo đan len và những bộ đầm của bà đã thay đổi hoàn toàn những định nghĩa về thời trang mà chúng ta từng biết. Là một người theo đuổi phong cách nổi loạn trong trang phục và rất được yêu mến, bà là nhà thiết kế đầu tiên cố tình để lộ đường may và in các thông điệp lên áo len, bà đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ phụ nữ để họ mạnh dạn đưa ra tuyên ngôn của chính mình.
Elsa Perretti
Nhà thiết kế trang sức người Ý đã mở ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp với gu thẩm mỹ giản dị, sang trọng vượt dòng thời gian của mình. Vào cuối những năm 60, bà đã đem nguồn cảm hứng thanh lịch và tinh tế đến với các thương hiệu tại New York nơi bà làm việc như Halston, Tiffany’s, và thương hiệu hiện nay đã không còn như Giorgio di Sant ‘Angelo. Một số thiết kế trang sức nổi tiếng nhất của bà vẫn còn là biểu tượng cho đến ngày nay, từ mặt dây chuyền hình giọt nước của thương hiệu Tiffany cho đến vòng cổ mặt dây chuyền hình tròn.
Dame Vivienne Westwood
Dame Vivienne Westwood chính là nhà thiết kế đã thành công kết hợp giữa hai dòng thời trang là cao cấp và punk. Là một nhà thiết kế, một doanh nhân, và cũng là một nhà hoạt động xã hội, bà Westwood đề cao tất cả những vấn đề từ quyền con người cho đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu trong công việc thiết kế các sản phẩm thời trang cao cấp của mình. Bà đã bắt đầu sự nghiệp của mình từ khi thiết kế trang phục phong cách punk cho boutique SEX vào những năm 70s. Ngày nay, bà điều hành một thương hiệu cùng tên và một thương hiệu với tên gọi Vivienne Westwood Red Label.
Rei Kawakubo
Là một nhà thiết kế chuyên về trang phục cho nữ giới, Rei Kawakubo vẫn luôn thách thức các cấu trúc thời trang truyền thống, bà sẽ không thoả hiệp với một trang phục chỉ mặc đươc mà thiếu đi tính nghệ thuật. Với nền tảng về mỹ thuật hội hoạ, bà đã ra mắt bộ sưu tập Comme des Garçón vào năm 1973 và trình diễn bộ sưu tập đầu tiên của mình tại Paris vào năm 1981. Khung trang phục lớn và mang cấu trúc hình học cùng với những bộ quần áo được xé có cấu trúc và mang màu sắc trung tính đã làm nên phong cách hiện đại và mãnh liệt của bà.
Miuccia Prada
Năm 1978, với tư cách là cháu gái út của Mario Prada, Miuccia tiếp quản thương hiệu đồ da quý giá của công ty và biến nó thành một đế chế thời trang hiện đại. Với bằng Tiến sĩ về khoa học chính trị, Miuccia đã dẫn đầu tầm nhìn về các tham chiếu trí tuệ và phức tạp trong thời trang, đồng thời dẫn dắt một hãng thời trang quốc tế đi lên đỉnh thành công rực rỡ. Năm 1992, bà cho ra mắt thương hiệu Miu Miu.
Carolina Herrera
Carolina Herrera được xem là biểu tượng cho sự thanh lịch không gắng gượng. Danh sách “trang phục đẹp nhất Quốc tế” vào năm 1972, sau đó được bầu vào “Đại sảnh Danh vọng” vào năm 1980. Năm 1981, bạn của bà là Diana Vreeland, lúc đó là Tổng biên tập của Vogue đã đưa ra gợi ý rằng Carolina nên sáng lập ra một dòng thời trang cho riêng mình. Và bà Carolina đã thật sự làm như vậy, với những mẫu trang phục được làm ở Caracas, bà cho ra mắt bộ sưu tập của mình tại Câu lạc bộ Metropolitan ở Manhattan và nhận được sự hoan nghênh từ giới phê bình. Các thiết kế của bà đã được diện bởi các ngôi sao hạng A và các nhân vật mang tầm ảnh hưởng trong nhiều thập kỷ, chiếc váy taffeta với hàng cúc trắng đã trở thành chuẩn mực cho cho các buổi tiệc tối – nó đã thay đổi cách một quý cô “lên đồ” mãi mãi.
Diane Von Furstenberg
Những chiếc váy áo được quấn dệt kim của DVF đã tạo nên một làn sóng trong giới thời trang quốc tế khi chúng ra mắt lần đầu tiên vào năm 1974. Diana Vreeland của BAZAAR là một người hâm mộ chân chính của thiết kế này, ngoài ra có rất nhiều ý kiến cho rằng thành công của DVF mang tính cách mạng tương tự như việc Coco Chanel thiết kế ra the little black dress. Kể từ đó, bà đã tiếp tục phát triển và đưa thương hiệu của mình ra phạm vi toàn cầu.
Betsy Johnson
Những trang phục được đính kết chi li và những phụ kiện thời trang kì quái của bà đã để lại những dấu ấn khó phai trong giới thời trang, không có ai sở hữu một gout thẩm mỹ giống như Betsy Johnson. Bà là người đi tiên phong trong lĩnh vực thời trang đường phố tại New York vào cuối những năm 70s, cùng với đồng sự chí cốt kiêm nhà tạo mẫu của mình, Edie Sedgwick. Và liệu còn ai sẽ nhớ về New York Fashion Week nếu thiếu đi màn trình diễn nhào lộn khét tiếng của Bestsy vào cuối mỗi show diễn?
Norma Kamali
Nhà thiết kế người Lebanon-Basque đã tìm thấy niềm đam mê của bà với cấu trúc trang phục, tính luôn miếng đệm vai to bản của cô, đã trở thành xu hướng chủ đạo cho thời trang phái đẹp vào những năm 1980. Tất cả những gì được nhắc đến khi nói về Kamali đó là việc sáng tạo ra những form dáng mới, từ chiếc “áo khoác-túi ngủ” khét tiếng của cô cho đến bộ đồ bơi chỉ gồm một mảnh tinh giản của bà đã được hết mực lăng xê bởi diễn viên Farrah Fawcett trong bộ phim “Những thiên thần của Charlie.”
Donna Karan
Donna Karan bắt đầu đế chế của mình khi bà cho ra mắt bộ sưu tập trang phục dành cho phái đẹp của mình vào năm 1985, và sau đó cho ra lò dòng sản phẩm dành cho giới trẻ DKNY vào năm 1988. Việc tạo ra những trang phục cơ bản, đơn giản mà sang trọng đã nhanh chóng trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý. Karan đã tận dụng sự quan tâm của mọi người dành cho các loại trang phục mang tính ứng dụng cao, những loại trang phục có thể mặc vào bất kì lúc nào dù là ngày hay đêm, ví dụ như “The Cozy”, một chiếc áo len dệt kim có thể mặc theo 12 cách khác nhau.
Stella McCartney
Hầu hết các nhà hoạt động xã hội và những người yêu thời trang đều thường xuyên tích cực ủng hộ những đóng góp của Stella McCartney trong việc xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức trong ngành thời trang. Là một người luôn lên tiếng bảo vệ cho động vật và là người ăn chay trường, bà McCartney luôn sử dụng da và lông thú nhân tạo cho thiết kế quần áo, túi xách và phụ kiện của mình kể từ khi bà cho ra mắt dòng sản phẩm cùng tên vào năm 2001. Những món đồ trong hãng thời trang của bà luôn rất sang trọng, dễ phối, dành cho mọi đối tượng từ quý bà công sở cho đến những cô nàng sành điệu.
Vera Wang
Vera Wang là nhà thiết kế đã dành trọn đam mê của mình cho việc thiết kế trang phục cô dâu, và bà đã tự gây dựng nên đế chế của riêng mình với cửa hàng đầu tiên khai trương vào năm 1990. Bà đã có những sáng tạo độc đáo so với lối trang phục cưới truyền thống, bằng cách tạo ra bộ váy đính liền với khăn trùm đầu cô dâu cho mọi mức giá. “Tôi chỉ cố đem đến một sự sắc sảo mới mẻ cho ngành kinh doanh truyền thống này,” bà Wang cho biết. Những chiếc váy cưới do bà thiết kế được diện bởi rất nhiều người, bao gồm cả những ngôi sao lớn như Kim Kardashian và Victoria Beckham, những chiếc váy này giữ vị trí đặc biệt của riêng chúng trong nền thời trang đương đại ngày nay.
Sarah Burton
Với những thành công vang dội tại Alexander McQueen, bà Sarah Burton đã đi từ vị trí nhà thiết kế chính trang phục nữ lên vị trí Giám Đốc Sáng Tạo của toàn thương hiệu Alexander McQueen, và làm việc cho thương hiệu này trong vòng hơn 14 năm. Vào tháng 4 năm 2011, bà nhận được cả thế giới biết đến với vai trò nhà thiết trang phục cưới cho Công Nương xứ Cambridge, Kate Middleton. Từ khi đảm nhận chức vụ Giám Đốc Sáng Tạo, bà đã gặt hái được rất nhiều thành công bằng cách cho ra mắt nhiều bộ sưu tập được làm thủ công và hết sức cầu kì. Ngoài ra, bà Burton còn góp mặt trong danh sách top 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng do tờ Time Magazine bình chọn năm 2012, và bà đã nhận được Huân Chương do vương quốc Anh trao tặng bởi những cống hiến của bà cho ngành công nghiệp thời trang ở quốc gia này.
Alberta Ferretti
Nhà thiết kế người Ý Alberta Ferretti được biết đến nhờ vào các kĩ thuật xếp nếp độc đáo và phong cách trang phục đa tầng lớp tinh tế. Bà dễ dàng kết hợp hai chất liệu voan và jersey để cho ra thiết kế thu hút sự chú ý của tầng lớp thượng lưu. Bà Ferretti ra mắt bộ sưu tập đầu tay của mình vào năm 1976 và bà là nhà đồng sáng lập của Aeffe, một xưởng may và phân phối trang phục năm 1976. Dù các thiết kế đầm dạ hội của bà khá đơn giản, chất liệu sang trọng toát ra từ những trang phục này không thể lẫn đi đâu được. Các ngôi sao hàng đầu đã từ Angelina Jolie cho tới Diane Kruger đều chăm diện các thiết kế của Ferretti.
Phoebe Philo
Năm 2008, Phoebe Philo được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của Céline. Với vai trò là người đứng đầu, bà đã mang một luồng gió mới đến cho thương hiệu sang trọng lâu đời và đặt ra các chuẩn mực thẩm mỹ mà rất nhiều nhà thiết kế lấy đó làm cảm hứng cho mùa sau: Những phục trang được làm riêng mang hơi hướng sang trọng tối giản. Số lượng follow của Philo thực sự rất lớn, có thể nói bà sẽ mãi là một biểu tượng thời trang dù bà có làm cho thương hiệu hay không.
The Olsens
Với dòng sản phẩm của chính mình – The Row, Mary-Kate Olsen và Ashley Olsen đã chứng tỏ rằng họ thật sự có tài năng so với cái mác người nổi tiếng. Sở trường của cặp song sinh này là tạo ra ra các món đồ xa xỉ, đáng ao ước mà mọi quý cô đều khao khát sở hữu. Vào đầu những năm 2000, cặp chị em này đã trở thành biểu tượng thời trang cho phong cách boho-chic – dòng sản phẩm Elizabeth&James với phân khúc thấp hơn ra đời, mang cảm hứng từ phong cách vintage của hai chị em. Năm 2015, CFDA đã tôn vinh hai chị em nhà Olsen là các nhà thiết kế trang phục cho phái đẹp của năm.
Thực hiện: Hoàng Vũ Anh Thư
Nguồn: https://www.harpersbazaar.com/fashion/designers/g6477/designers-who-changed-fashion/