Phân tích, anatomy kỹ thuật trong thiết kế couture của Nhà thiết kế Thanh Nga
Là NTK theo học Nouvelle Couture (Couture hiện đại) tại Esmode Paris, chị Thanh Nga có những am hiểu sâu sắc và sự khó tính nhất định trong từng thiết kế thời trang cao cấp của mình. Chị Thanh Nga cũng là giảng viên chính cho các khoá học thuộc lớp Evening Gown & Wedding Dress tại F.A.C.E Fashion Workshop.
Giờ đây, hãy cùng F.A.C.E phân tích, phẫu thuật một số kỹ thuật trong thiết kế đồ cưới và đầm dạ hội cao cấp của chị ấy nhé.
1. Dựa trên những phom dáng xuất sắc của truyền thống, sự kết hợp cùng những chất liệu 100% tự nhiên khác nhau như organza, oragandi, taffeta, satin tulle, lace, wool, jean và silk threads… cùng các kỹ thuật về thị giác trong kỹ thuật cắt tạo nên anatomy cần thiết cho váy áo. Chia lại và giữ tỉ lệ cân đối cho cơ thể, nhưng vẫn có được sử thoải mái cần có.
2. Thêm vào các kỹ thuật xử lý vải tinh tế độc đáo của cá nhân kết hợp với những tinh hoa của các kỹ thuật (truyền thống) math origami được mô phỏng như những bông hoa với cấu trúc cánh đặc biệt tạo mảng không cần đường may… hay kỹ thuật colllage cùng vải jean và các đường basti căn bản. Kỹ thuật tạo bubble nước cho vải hay macrame tạo nên những nút thắt thần kỳ cấu trúc cho toàn bộ váy và không cần đương may trên bề mặt; cùng với kỹ thuật melting in water kết hợl với kỹ thuật làm lace tạo nên những cấu trúc vải đặc biệt… được cảm hứng từ những “chất liệu” của các giấc mơ và nổi ám ảnh về những giấc mơ đó.
3. Bất kỳ một thiết kế couture nào cũng đòi hỏi sự kỳ công, kỹ thuật xử lý tinh tế bằng đôi tay, nhiều lúc dường như không tưởng. Ví dụ như để làm ra một thiết kế Couture Thu-Đông 2013 trước tiên chị Nga cùng một cộng sự phải làm khung, dựng form, rồi chia ra từng góc độ cuốn chỉ, sao cho đường chỉ đi đẹp nhất, nhanh nhất. “Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và cần sự tập trung tuyệt đối của người thợ. Khi đan phải tính toán rất kỹ để biết ánh sáng khi đi qua mỗi phần sẽ tương tác như thế nào. Ở những góc độ khác nhau, phải có chỗ thưa, chỗ dày để ánh sáng đi qua một cách sống động, lên được những hiệu ứng mà tôi mong muốn. Trong khi làm, mắt và suy nghĩ không lúc nào nghỉ ngơi vì chỉ cần lơ là một chút, chỉ cần một chi tiết nhỏ bị sai là sản phẩm sẽ hỏng, sẽ phải tháo ra làm lại. Và tháo ra còn khó hơn đan vào nhiều lần”.
4. Và đừng quên 03 workshop – khoá học ngắn hạn về thời trang couture được tổ chức đồng thời trong giai đoạn này: Couture Finishing (Kỹ thuật hoàn thiện chuẩn Couture Paris), Fabric creation (Kỹ thuật sáng tạo bề mặt chất liệu trong thời trang couture), Perfect Fitting (Kỹ thuật điều chỉnh, cân đối tỉ lệ dáng trong trang phục) được tổ chức tại Sài Gòn (từ 23/3/2017) và Hà Nội (từ 2/4/2017).
Đây là một cơ hội quan trọng để được học những kiến thức từ Nhà thiết kế Thanh Nga.
Vào 16g00 ngày 26/3 tới, tại Viện trao đổi văn hoá với Pháp Idecaf, Fashion Talk What makes coutures sẽ mở ra cho bạn những cái nhìn khắt khe, sâu sắc hơn về thời trang couture.
Ngay sau đó, 18g30 ngày 26/3/2017, chị Thanh Nga sẽ giới thiệu các thiết kế mới nhất của mình, thuộc thương hiệu White moment by Defind Moment.
Save the date:
Thời gian: 16g00, Chủ nhật, 26/3/2017
Địa điểm: Viện trao đổi văn hoá Pháp (Idecaf), 31 Thái Văn Lung, Q. 1, TP.HCM
Miễn phí vào cửa.
Đăng kí qua inbox hoặc email: face@facefashionworkshop.com
RSVP: 0923111234, Mr Matthew Nguyễn