Ribbon Pleats của Dior Haute Couture và những bí mật
Dior là một trong ngôi nhà hàng đầu của haute couture mà trong đó bậc thầy Christian Dior vẫn khiến cho các tín đồ thời trang tôn sùng và tín ngưỡng. Một trong những tâm điểm chúng ta cần chú ý ở đây, chính là BST Christian Dior Haute Couture. Trong vô vàn chi tiết đẹp được xử lý thông minh, có thể kể tên một kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu nổi bật nhất, bằng việc tạo nên các cấu trúc pleats (nếp gấp) sáng tạo hiệu ứng màu sắc color block thông qua may các dải ribbon (ruy-băng) trên bề mặt vải để hình thành váy xếp li và tạo bóng cho trang phục.
Họ đã làm điều đó như thế nào?
1. Testing the Design and Construction Methods – Thử nghiệm và xây dựng mẫu rập thiết kế
Am hiểu về kỹ thuật Draping (kỹ thuật dựng rập 3D), bạn đã hiểu rõ việc đầu tiên là phải hoàn thiện các mẫu rập thử nghiệm trên dressform bằng vải mussilin trắng, dường như đây là giai đoạn công việc cực nhọc để sáng tạo nên bản rập với những đường cắt cúp sáng tạo mà cơ bản là phải bám sát theo mẫu sketch (phác họa) nguyên mẫu của thiết kế đưa ra. Dù là một sinh viên, nhà thiết kế thời trang trẻ hoặc kinh nghiệm lâu năm, bạn sẽ thường sáng tạo các mẫu rập trên các loại vải rẻ hơn và đơn giản hơn để cho phép bạn lặp lại một vài lần vào hình dạng và phong cách của các thiết kế trước khi cho ra một hình mẫu chính thức.
2. Preparing the Ribbons and Threads – Chuẩn bị ruy-băng và chủ đề
Sau khi hoàn thiện bản rập trang phục chính thức, giai đoạn tiếp theo là việc chuẩn bị của các dải ribbon được sử dụng trên các loại vải chính thức để thực hiện trang phục. Đây là những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng vì việc chơi màu không đúng cách sẽ tạo ra thảm hoạ, những cuộc thảo luận về việc sử dụng số màu nhất định trong bộ sưu tập, và cũng như việc kiểm tra thử nhiệm bằng việc nhúng ribbon vào thuốc nhuộm để cho ra các màu sắc khác nhau phù hợp hơn với tổng thể (có thể chúng ta sẽ bất ngờ khi biết rằng toàn bộ màu sắc trang phục cũng như màu sắc của ribbon đều ko phải có sẵn mà được nhuộm và thực hành bằng thủ công) cũng như tìm ra cách để sáng tạo các đường viền bên ngoài của các sợi ribbon như đính kết, ủi nhiệt…
3. Pleating (Gấp nếp)
Sau khi đã thống nhất nên các gam màu cho bộ sưu tập thì việc sự xếp thứ tự các dải ribbon đã được nhuộm theo một cách sáng tạo và hợp thời trang, trong khi đó, nền vải chính được nhuộm theo thứ tự màu sắc và khoảng cách giữa các hàng để không gây rối mắt.
Hầu hết chúng ta đều biết rằng, đa phần tổng thể của Haute Couture được thực hiện hoàn toàn bằng tay, nhung riêng đối với bước may các dải ribbon lên bề mặt vải chính Dior đã sử dụng cách may bằng máy may cho bước này để góp nên sự chắc chắn và mượt mà hơn trên bề mặt, việc sử dụng máy may có thể chỉ đơn giản là cách chính xác nhất để đảm bảo kích thước phù hợp và căng thẳng trên nhiều hàng ribbon.
4. Pleating the Fabric (mặt vải)
Đây là bước có thể gọi là “Magic!” Rất thú vị với việc tạo nên những nếp gấp pleats hoàn hảo! Chúng ta cần có một cái nhìn sâu sắc vào thế giới của nếp gấp bằng tay, thủ công hoàn toàn! Vải sau khi được cố định các dải ribbon màu sẽ được được cẩn thận cho xếp li bằng cách đặt các tấm vải giữa hai mảnh bìa các tông được gọi là “Pleater’s boards” . Các nếp gấp được hoàn thành bằng cách ép sát vào khuôn rập có sẵn và bó chặt lại, đặt nó trong một nồi lớn, điều chỉnh nhiệt độ và áp suất thích hợp sẽ tạo nên các hình dạng của các nếp gấp pleats hoàn hảo.
Một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần phải lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này đó chính là việc chất liệu chúng ta sử dụng nên đủ độ polieste (nhựa), chính điều này sẽ giúp cho thành phẩm sau khi hoàn thành sẽ giữ nếp và có tính đàn hồi cao hơn, nếu chúng ta sử dụng những chất vải với nồng độ sợi tự nhiên cao thì sẽ không giữ được các nếp pleats lâu dài.
Bạn đã sẵn sàng tham gia việc học Pleating (môn Draping 3D nâng cao) và Nhuộm & thêu ribbons (môn Textile Design), hãy trải nghiệm các khóa học tuyệt vời này tại F.A.C.E Fashion Workshop.
Tham khảo lịch khai giảng của chúng tôi tại đây.
Thực hiện: F.A.C.E Fashion Workshop