Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Sinh viên thời trang: Những ngộ nhận cơ bản về việc học thiết kế thời trang

Từ lâu, công việc thiết kế thời trang đã trở thành niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Những mảnh trang phục lộng lẫy trên sàn diễn, những cửa hàng bài trí công phu, những mối quan hệ hào nhoáng cùng các ngôi sao, xuất hiện trên các tạp chí và truyền hình… Tuy nhiên, đó chỉ là những bề nổi của công việc này.

Nhiều ngộ nhận cơ bản về công việc thiết kế thời trang xảy ra với các sinh viên, điều dễ khiến họ vỡ mộng khi va chạm với thực tế.

Ngộ nhận thứ 1: “NTK thời trang chỉ cần ngồi vẽ mẫu sao cho đẹp”

Nhiều bạn đơn giản nghĩ rằng việc thiết kế kế thời trang đơn giản là ngồi vẽ ra giấy những ý tưởng của mình về trang phục. Nếu như từng tham gia khóa học Creativeness in fashion tại FACE – The Fashion Design Academy giảng dạy bởi Giảng viên Ojo Vo, Project Leader tại Uniqlo Canada, bạn sẽ được học định nghĩa về tư duy sáng tạo trong thiết kế thời trang thực sự.

NTK thời trang chỉ cần ngồi vẽ mẫu sao cho đẹp là một trong những ngộ nhận về lĩnh vực thiết kế thời trang

Tầm quan trọng của việc nắm bắt rõ lịch sử và các xu hướng thời trang qua từng thời kì, cũng như các kiến thức nền tảng về trang phục đòi hỏi bạn phải nắm được nếu muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang. Cơ bản như “Haute couture” có nghĩa là gì? Vì sao rất ít những ngôi nhà “haute couture” tồn tại trên thế giới? Vì sao Dior, Chanel, Gucci, Valentino được gọi là “nhà mốt” trong khi những thương hiệu khác thì không?

Thiết kế của Chanel trên sàn diễn

Là một nhà thiết kế thời trang, bạn cần có hệ thống kiến thức về ngành công nghiệp này, và hiểu rõ sự phát triển của nó cho đến ngày nay. Nếu chỉ đơn thuần vẽ ra những bộ trang phục trang phục trên giấy, bạn có khả năng nhưng chưa đủ để trở thành một nhà thiết kế thực sự. Một số họa sĩ vẽ minh họa thời trang có thể vẽ rất đẹp, nhưng là một nhà thiết kế thời trang, mẫu vẽ của bạn phải có khả năng trở thành trang phục thực tế.

NTK Christopher Balenciaga

NTK Christopher Balenciaga không chỉ là nhà tiên phong, một huyền thoại trong ngành thời trang, ông còn là người có thể biến phác thảo của mình thành trang phục thực tế với độ chính xác gần như tuyệt đối so với bản vẽ.

Ngộ nhận thứ 2: “Thiết kế” là điều chỉnh chút ít trên mẫu có sẵn

Bạn thấy một mẫu trang phục rất đẹp trong cửa hàng, trên tạp chí, trên truyền hình… và bạn nghĩ về việc thay đổi một chút ít. Đó không phải là “thiết kế”! Việc các mẫu thiết kế trong một bộ sưu tập có những chi tiết tương đồng với nhau, vì một bộ sưu tập thời trang đòi hỏi tính thống nhất. Khi được học về thiết kế thời trang bài bản, bạn sẽ phân biệt được thế nào là “lấy cảm hứng” và thế nào là “sao chép” trong thời trang. Và đâu là ranh giới giữa “sáng tạo” và “đạo nhái”.

Một BST không phải là tùy ý vẽ mẫu, mà còn có tính thống nhất theo nguyên tắc

Ngộ nhận thứ 3: Việc học thiết kế có thể hoàn thành trong thời gian ngắn

Tại FACE – The Fashion Design Academy, chương trình đào tạo cho các khóa ngắn hạn là 2-3 tháng, và khóa thiết kế thời trang dài hạn là 1-2 năm. Tuy nhiên, đó là thời gian để trang bị kiến thức và kỹ thuật cho bạn. Việc học thời trang thường không có điểm dừng, trong và sau quá trình học, bạn sẽ luôn cần cập nhật thêm kiến thức và dành thời gian rèn luyện các kỹ thuật. Nhiều nhà thiết kế còn tìm hiểu về các kỹ thuật thời trang mới tăng tính sáng tạo cho thiết kế của mình. Và đừng quên, học thêm ở sách vở, nghiên cứu, thực hành nhiều để tiến bộ hơn.

Tác phẩm trong giờ học của cô Marie Genevieve Cyr, Thạc sĩ chuyên ngành Visual Culture/Fashion Theory của Đại học New York, tại FACE – The Fashion Design Academy năm 2018.

FACE – The Fashion Design Academy: Lớp học cùng Thạc sĩ Marie Geneviève Cyr từ Parsons School of Design New York với Khóa học Creative Design Processes – Translating research into unique design processes sẽ trở lại trong Mùa hè 2019. 

Các khóa học với các giáo sư Quốc tế của F.A.C.E hằng năm thu hút rất nhiều học viên, trong đó có nhiều bạn đã có thương hiệu thời trang riêng hay từng du học ở nước ngoài, vì cơ hội để được học cùng chuyên gia Quốc tế không phải dễ dàng, nhất là với các kỹ thuật đặc biệt như TR Cutting của Giáo sư Shingo Sato hay kỹ thuật Subtraction Cutting của Giáo sư Julian Roberts. Ngành thời trang ngày nay thay đổi khá nhanh, và việc học không thể dừng lại.

Lớp học kỹ thuật Subtraction Cutting của Giáo sư Julian Roberts diễn ra tại F.A.C.E Fashion Workshop Hà Nội năm 2018

Ngộ nhận thứ 4: Một nhà thiết kế là “đắm chìm” trong thế giới của riêng mình

Tôi chỉ tạo ra những gì mình thích. Tôi ở trong thế giới riêng biệt và mọi người cần phải chấp nhận điều đó. Thực tế không phải vậy! Nhà thiết phải cũng cần phải tương tác với khách hàng, người sẽ mặc trang phục của họ. Kinh nghiệm từ chính NTK Đỗ Mạnh Cường chia sẻ trong chuyên đề Behind the Label với Style-Republik, anh cho biết: “Khi mới bước vào nghề, tư duy thời trang của tôi là “không cần ai mặc”. “Lố” một chút, cầu kỳ một chút, kinh khủng một chút, mới được gọi là thời trang. Đó là quan niệm từ thời đi học, vì ngày xưa, tôi rất thần tượng John Galliano. Sau này, khi làm nghề, thực tế cuộc sống mới kéo tôi trở lại”.

Hình ảnh show diễn Back to nature của NTK Đỗ Mạnh Cường vừa ra tại Úc

Nhiều NTK làm đồ mang tính nghệ thuật cao, nhưng con người họ lại ăn mặc rất đơn giản. Và thường khi làm việc ở những thương hiệu lớn, NTK phải làm việc với một ekip rất đông, và yêu cầu hàng đầu là họ phải tương tác tốt nhất với ekip để có thể cùng nhau cho ra một sản phẩm hoàn hảo.

Ngộ nhận thứ 5: Trang phục được tạo ra “tức thì”

Để trở thành một nhà thiết kế kế thời trang, việc trước tiên bạn phải học thiết kế thời trang thật bài bản. Công việc này không yêu cần bạn nhất thiết phải học ở một trường nghệ thuật danh tiếng hàng đầu thế giới, tuy nhiên nhiều kiến thức – kỹ năng đòi hỏi bạn phải biết để làm nghề, nếu như bạn muốn trở thành một nhà thiết kế thực sự. Để cho ra một chiếc váy đầu tay, nhiều bạn học viên đã phải may đi may lại nhiều lần, hay draping rồi gỡ rồi thực hiện lại.

Quá trình Draping – xây dựng cấu trúc trang phục bằng kỹ thuật 3D trên dress form tại FACE – The Fashion Design Academy

Một phần váy cưới đắt đỏ vì tốn vài trăm đến hàng ngàn giờ lao động, tùy vào mức độ thủ công tinh tế và tỉ mỉ đến mức nào. Nên nếu muốn trở thành NTK thì việc kiên nhẫn là điều không thể thiếu, và bạn phải học cách không thỏa hiệp với những lỗi trên trang phục.

Lời khuyên mà FACE – The Fashion Design Academy dành cho bạn, hãy trang bị cho mình nền tảng về tư duy – kiến thức – kỹ thuật thời trang nếu như muốn trở thành một nhà thiết kế.

Bạn có thể tham khảo khóa học dài hạn Thiết kế thời trang Full Course – học thiết kế thời trang với giáo trình thời trang Quốc tế. Thời gian học 1 năm với 14 môn học. Giáo trình trang bị kiến thức – tư duy – kỹ thuật một cách bài bản, với những kỹ thuật tiên tiến và đậm tính thực tiễn, để học viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tay hoàn thiện một mẫu thiết kế từ bản sketch cho đến biến mẫu thiết kế thành trang phục giữa đời thực. Hay hơn thế nữa là ra mắt một BST thời trang hay thương hiệu cá nhân với The presentation trunk show – Show diễn tốt nghiệp được tổ chức bởi FACE – The Fashion Design Academy.

Các NTK trẻ – học viên của FACE – The Fashion Design Academy trong show diễn The Presentation Trunk Show, show diễn tốt nghiệp và ra mắt thương hiệu cá nhân năm 2018.

Các NTK trẻ – học viên của FACE – The Fashion Design Academy trong show diễn The Presentation Trunk Show, show diễn tốt nghiệp và ra mắt thương hiệu cá nhân năm 2019.

Tìm hiểu Khóa học Thiết kế thời trang Full Course – vui lòng liên hệ số hotline hoặc đến cơ sở của FACE để được tư vấn trực tiếp với lộ trình học phù hợp.

Thực hiện: FACE – The Fashion Design Academy

Post a Comment