Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Sự trở lại của những chiếc Lab Coat

Những chiếc áo Lab Coat – tiền thân là đồng phục của các xưởng thời trang cao cấp qua biến đổi của thời gian đã vươn mình trở thành biểu tượng văn hóa của thời trang đường phố.

Ít người biết những chiếc Lab Coat từng bị hạn chế chỉ được mặc tại các xưởng may của các nhà mốt cao cấp, tuy nhiên gần một thế kỉ qua, giờ đây chúng được biết tới như đồng phục của các nghệ nhân may mặc, không chỉ vậy nó còn công cụ quảng bá thương hiệu, và cuối cùng xuất hiện như là biểu tượng văn hóa của thời trang đường phố. Và được tôn vinh bởi các nhà thiết kế đương đại nổi tiếng như Demna Gvasalia và Virgil Abloh.

Chiếc Lab Coat được thiết kế bởi Raf Simons được rao bán với giá 3.300USD

Style-Republik điểm lại lịch sử của Lab Coat cũng sự xuất hiện ấn tượng của chúng trên các sàn diễn thời trang.

Haute couture – Khoa học của thời đại – Khởi nguồn của Lab Coat

Cuộc hành trình của chiếc “Lab Coat” được xuất phát từ thế giới haute couture – cái nôi văn hóa thời trang của Pháp. Để trở thành một nhà mốt haute couture, hiệp hội Chambre Syndicale de la Haute Couture quy định rằng: bên cạnh các kĩ thuật may đo cực đỉnh, bạn phải có xưởng sản xuất đặt tại Pháp, có ít nhất 20 thợ may lành nghề và khéo léo để “chế tác” ra những tuyệt tác. Ngay từ thưở sơ khai của haute couture, các nghệ nhân này đã mặc những chiếc áo dài trắng, được lấy ý tưởng từ những chiếc áo của các kĩ thuật viên và các bác sĩ tại cuối thế kỉ thứ 19. Việc lấy ý tưởng này được thể hiện như một lời tuyên bố với thế giới rằng, thời trang cao cấp quan trọng và đòi hỏi sáng tạo cũng như các y tế và khoa học.

Rihanna xuất hiện trong một chiếc lab coat đầy cá tính.

Thường được dệt bằng các sợi cotton và linen, chiếc áo khoác Lab Coat có độ dài tới đầu gối, kèm theo hai chiếc túi to ở hai bên vạt áo. Những chiếc túi rất quan trọng trong việc cất giữ những công cụ cần thiết trong may mặc như ghim cài, thước đo…

Nhà thiết kế Christian Dior đã luôn mặc chiếc áo này tại xưởng của ông để biểu hiện cho việc ông coi trọng các nghệ nhân làm việc cùng. Cũng phải nói thêm rằng Dior trước khi đến với thời trang, ông là chủ của một tiệm nữ trang nổi tiếng, chưa từng được học tập qua các trường lớp và vì thế ông luôn muốn học hỏi từ chính các nghệ nhân của mình, và vì thế ông rất tôn trọng họ.

Comme des Garcons x Lab Coat – Biểu tượng thương hiệu một thời

Vào những năm 1980, Comme des Garcons lấy ý tưởng từ chiếc Lab Coat tạo thành phong cách riêng cho thương hiệu. Chiếc Lab Coat được nhà thiết tiên phong Rei Kawakubo thiết kế lại cho các nhân viên của mình với chất liệu cùng loại với áo mưa, mang màu màu đen, dùng để mặc ngoài bộ suit đen, đằng sau chiếc áo in logo thương hiệu cùng với ngày tháng in màu trắng – đây là một cách marketing độc nhất thời bấy giờ của nhà mốt hàng đầu Nhật Bản.

Hiện nay, những chiếc áo khoác này luôn được các nhà sưu tập tìm kiếm với mức giá cao ngất. Vì thế, gần đây Comme des Garcons đã kết hợp với Supreme tái sản xuất chiếc áo biểu tượng của mình với số lượng giới hạn.

Comme des Garcons đã kết hợp với Supreme tái sản xuất chiếc áo biểu tượng của mình.

Maison Martin Margiela – Bí ẩn đằng sau chiếc áo Lab Coat

Theo bước chân của M.Dior, Martin Margiela đã đưa chiếc Lab Coat trở thành đồng phục của nhân viên ngay từ lúc ông bắt đầu thương hiệu của chính mình vào năm 1988. Cho đến ngày hôm nay, từ nhà nhà thiết kế đứng đầu cho tới các thực tập viên, họ đều mặc chung một kiểu áo được gọi là « blousons blanche » (một tên gọi khác của lab coat), được thiết kế với nhiều túi hơn, tà thân trước cuốn sang một bên sườn với nút thắt, cho chúng ta cảm nhận được đây là một thương hiệu tập hợp rất nhiều người, đoàn kết và luôn luôn có một vẻ bề ngoài bí ẩn.

Martin Margiela đã đưa chiếc Lab Coat trở thành đồng phục của nhân viên ngay từ lúc ông bắt đầu thương hiệu.

Khoảnh khắc lịch sử về sự xuất hiện của chiếc áo « blousons blanche «  được biết qua show diễn Thu- Đông năm 1989 của Margiela tại Paris. Cho màn trình diễn cuối show, các người mẫu cũng như nhân viên của Margiela đều vận chiếc Lab Coat bên ngoài, hai chiếc túi áo chứa đầy kim tuyến, người mẫu vừa sải bước vừa tung lên trời những mảnh kim tuyến lóng lánh trong khi khán giả vỗ tay vang trời.

Từ đấy về sau Margiela và ‘’ quân đoàn’’ áo trắng hùng hậu của ông được giới mộ điệu thời trang biết tới, và gần 30 năm nay nhà mốt này luôn giữ được phong cách bí ẩn cùng những chiếc Lab Coat huyền thoại chỉ dành riêng cho những làm việc tại đây.

Off White và Vetements – Sự quay trở lại đầy ngoạn mục

Và không chỉ có “ đội quân “ của Margiela mới sở hữu các chiếc Lab Coat, các nhà thiết kế đương đại cũng đã mang chúng trở lại với giới mộ điệu thời trang, đó là Demna Gvasalia của Vetements và Virgil Abloh của Off-White, giờ dây những chiếc Lab Coat không còn dành riêng cho các nhà thiết kế nữa mà phổ biến hơn với tín đồ thời trang.

Đối với Off-White, từ lúc ban đầu thương hiệu của mình Virgil Abloh đã nối tiếp Rei Kawakubo, sử dụng chính những chiếc Lab Coat cho các nhân viên của mình tại Paris Fashion Week và Design Miami trong việc giới thiệu BST nội thất của mình. Chiếc áo dài đen với logo Off-White và tên nhân viên được in trên từng chiếc áo. Gần đây, ông đã đưa xu hướng này tới giới mộ điệu bằng cách giữ nguyên phom dáng, chỉ thay đổi logo và chú thích ngày tháng bằng một câu slogan ngắn gọn “The End © 2017”.

Giờ dây những chiếc Lab Coat không còn dành riêng cho các nhà thiết kế nữa mà phổ biến hơn với tín đồ thời trang

Còn đối với Demna Gvasalia của Vetements, NTK đã giữ nguyên phom dáng và chỉ thay đổi chất liệu áo mưa, đi kèm với một chiếc mũ trùm đầu tại show diễn Xuân- Hè 2016. Chiếc áo đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội lúc bấy giờ – liệu đây có phải là một dấu hiệu của sự quay trở lại đầy ấn tượng của chiếc áo khoác huyền thoại này?

F.A.C.E Fashion Workshop

Post a Comment