Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

The history of Pattern Making – Lịch sử về mẫu rập

Từng có thời kì trong lịch sử, yếu tố vừa vặn không phải là điều mà người ta quan tâm về trang phục, khi mà áo quần thời kì đó công năng chủ yếu là dùng để bao phủ cơ thể. Cho đến khi tính thời trang dần được hình thành, người ta bắt đầu quan tâm đến “sự vừa vặn” với cơ thể và “cảm giác” mà một bộ trang phục khoác lên người.

Trước khi ngành công nghiệp thời trang ra đời, chỉ những người hết sức giàu có mới có khả năng sở hữu những bộ quần áo được may đo riêng. Và những người bình dân hay nghèo khổ thì tự làm trang phục, từ những gì họ có thể kiếm được.

Trước đây, khi tính thời trang chưa phát triển, chỉ có giới nhà giàu mới có thể sở hữu trang phục may đo cho bản thân.

Những mẫu quần áo đầu tiên được cho là xuất hiện ở Tây Ban Nha – Juaan de Alcega’s Libro de Geometric Practica y Traca vào năm 1589 và Geometrica y Traca năm 1618 của La Rocha Burguen. Trong giai đoạn này, Châu Âu ăn mặc theo kiểu dáng trang phục của người Tây Ban Nha. Những quyển sách về trang phục của đàn ông, phụ nữ, giáo sĩ, hiệp sĩ xuất hiện ở các nước – được viết cho những người thợ may để làm ra trang phục. Các cuốn sách sau đó, như L’Art du Tailleur của Garsault và L’Encyclopédie Diderot et D’Alembert của Diderot: arts de l’habillement, được viết vào những năm 1700, đã cung cấp chỉ dẫn về đo lường, cắt, may mặc – viết bởi các thợ may chuyên nghiệp.

Vào những năm 1800, các cuốn sách về kỹ thuật đã được sản xuất cho những người thợ khâu vá – đặc biệt là các nhóm phụ nữ từ thiện. Có mẫu rập được in ấn đầy đủ dưới dạng full size xuất hiện trong các quyển như Cutting Out Apparel hoặc The Lady’s Economical Assistant. Quyển The Workman’s Guide không chỉ in các mẫu pattens mà còn cung cấp hình vẽ chi tiết về trang phục hoàn hiện và hướng dẫn về cách làm pattern drafting.

Sự ra đời của các bản rập, sách dạy may vá đã giúp ích rất nhiều trong việc phát triển ngành công nghiệp thời trang.

Cũng trong khoảng thời gian này, các tạp chí dành cho phụ nữ ngày càng phổ biến, và hầu hết đều có in các mẫu pattern thu hút phái đẹp. Tuy nhiên chúng lại được in kích cỡ nhỏ và rất khó sử dụng. Đến năm 1850, tạp chí Sarah Josepha Hale, Godey’s Lady’s Book, in ấn khổ đầy đủ patterns giấy bởi Mme Demorest, tuy nhiên cũng chỉ có một kích cỡ và không thể tùy chỉnh theo cơ thể. Cuối cùng, thì các pattern hoàn thiện hơn cũng đã xuất hiện tại tạp chí British ra mỗi tháng, The World of Fashion và những tờ tạp chí sau này.

Trong thời kỳ Nội chiến, Ebenezer Butterick đã phát triển bản rập giấy lụa, được làm theo kích thước theo hệ thống phân loại theo tỷ lệ. Butterick và gia đình ông cắt, xếp lại từng mẫu, và sản xuất hàng loạt các pattern từ trụ sở của họ đặt tại New York. Người ta ước tính rằng Butterick bán được 6 triệu mẫu quần áo vào năm 1871. Một vài năm sau, James McCall bắt đầu phát triển dòng thời trang nữ. Giờ đây, trang phục phù hợp với phong cách người dùng được tạo ra, sử dụng những mẫu pattern sản xuất hàng loạt này. Sau khoảng 125 năm, Butterick và McCall vẫn là một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghiệp tạo mẫu.

Các bản vẽ hướng dẫn may trang phục được nhiều người tìm mua.

Vào năm 1927, Joseph Shapiro thành lập Công ty Pattern Simplicity, tạo ra các pattern cho những hộ dân. Hầu hết các pattern trên thị trường được bán từ 25 cent đến 1 đô la, tùy thuộc vào loại hàng may mặc – nhưng mẫu Simplicity được sản xuất hàng loạt và thường được bán với giá khoảng 15 xu. Năm 1931, Simplicity hợp tác với Công ty Woolworth để sản xuất các mẫu rập của DuBarry, bán với giá thậm chí còn rẻ hơn 10 xu. Cũng trong khoảng thời gian đó, Condé Nast, nhà xuất bản các ấn phẩm Vogue, đã giới thiệu mẫu Hollywood Patterns – bán với giá 15 xu – dựa theo mong muốn của phụ nữ được giống các ngôi sao của Silver Screen.

Người ta cho rằng ngày nay, công nghệ đã đã được tạo ra để giúp đổi mới các bản rập và sản xuất hàng may mặc. Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ mang tính cách mạng nhất trong lịch sử tạo mẫu nằm ở những năm 1800. Trước đó, hầu như các nhà thợ may chỉ dựa theo hệ thống đo lường không chuẩn hoá của riêng mình, điều này làm cho việc tái tạo các mẫu rập trở nên khó khăn. Các quốc gia sử dụng hệ thống đo lường của riêng mình: Anh ủng hộ hệ thống inch, trong khi Pháp sử dụng “mét”; Một số nước thì đo bằng “gang tay” chẳng hạn…

Sản phẩm của Butterick được bán trước đây.

Việc các mẫu rập sản xuất hàng loạt được buôn bán khắp nơi đã giúp cho việc may trang phục trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Phụ nữ tại nông thôn có thể đặt mua mẫu rập theo đường bưu điện, tự may mặc tại nhà chứ không cần phải tiêu tốn tiền để mua sắm trang phục ở cửa hàng bách hóa. Phụ nữ có thể tự do may mặc đồng thời thúc đẩy các xu hướng thời trang phát triển. Ngày nay, các nhà thiết kế thời trang có thể dựa theo mẫu rập để phát huy ý tưởng của mình, tạo nên một tác phẩm riêng biệt và độc đáo.

(Theo journal.alabamachanin.com)

Hiện tại, ở Việt Nam, F.A.C.E là nơi tổ chức giảng dạy về

* 2D Pattern Making – Rập phẳng 2D

* TR Cutting – Nghệ thuật biến đổi và tái cấu trúc rập

* Draping – Kỹ thuật dựng rập 3D trên dressform

Các khóa học theo giáo trình hiện đại theo xu hướng phát triển của thế giới giúp học viên bổ sung kỹ năng và kiến thức trên con đường thời trang.

Các học viên của F.A.C.E cùng tác phẩm của mình sau khóa học.

 

Post a Comment