Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Nhà may cao cấp của Madeleine Vionnet chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn giữa hai cuộc đại chiến thế giới (1919 – 1939), tuy nhiên di sản trí tuệ của bà là một công trình đồ sộ, làm thay đổi silhouette thời trang của thập niên 20 – 30 và đưa Vionnet trở thành nhà Couturier có tầm ảnh hưởng sâu sắc mang tính nền tảng cho nhiều thế hệ sau. Dù vậy, Madeleine Vionnet thường cho rằng mình chỉ là một thợ may, hoặc kỹ thuật viên thay vì là một nhà thiết kế thời trang.

Sau thời của Vionnet, rất nhiều nhà Couturier danh tiếng đã thừa hưởng thành quả sáng tạo của bà và biến chúng thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ mang dấu ấn riêng trong suốt sự nghiệp. Một số khác, những nhà nghiên cứu, trong suốt quá trình khám phá và phân tích kỹ thuật bias-cut của vị “Nữ hoàng”, đã cho ra đời nhiều chương trình thuyết giảng và tài liệu tham khảo có sức tác động lớn. Mặc dù vậy, không phải tất cả bí ẩn tạo nên nhữnng bộ trang phục vượt thời đại của Vionnet đều đã được giải mã.

“6 nguyên tắc Elegant Cutting của Vionnet” (1*)

Sandra Ericsion (2*), bằng quá trình nghiên cứu đầy tâm huyết của mình về Madeleine Vionnet, đã tổng hợp và phân chia thành 6 nguyên tắc Elegent Cutting (“6 Principles of Elegant Cutting”) để truyền đạt cho các học viên trên khắp thế giới của mình một cách bao quát và tường tận hơn về kỹ thuật bias-cut của Vionnet.

Nguyên tắc 1 – Cắt hình học

Vionnet cắt vải theo hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật và đặc biệt: 1/4 hình tròn. Một số trang phục thời kỳ đầu của Vionnet được cắt thẳng và thực hiện đường may trên các hạt thẳng (straight grain), sau đó được mặc theo chiều xéo (on the bias). Điển hình như mẫu handkerchief gown dưới đây, được tạo thành từ 4 mảnh hình chữ nhật giống nhau cắt theo chiều vải thẳng và mặc theo chiều hình thoi để tận dụng đặc tính buông rũ và mềm mại của bias.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Madeleine Vionnet gown photographed by Irving Penn

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Các mẫu gown có ảnh hưởng nhất của Vionnet được thực hiện bằng một mảnh vải 1/4 hình tròn, tạo cổ đổ, cổ chữ V hay ống tay áo. Một số khác chỉ xoay sở đơn giản với phần góc tam giác, tạo thành kiểu cổ yếm hoặc hai dây. Sau đó kết thúc bằng một đường may nối duy nhất như hình ảnh dưới đây:

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Ảnh: witness2fashion

Nhiều mẫu thiết kế được Vionnet tạo ra trong những năm 1930 được định hình bằng cách kết hợp từ các mảnh pattern hình học, mà chủ yếu là hình tam giác và hình thoi, để đạt được hiệu quả ôm nhẹ vào cơ thể của bias cut. Phương pháp này của Vionnet đã xây dựng nền tảng cho kỹ thuật bias cut hiện đại ngày nay, ứng dụng nhiều nhất trong các thiết kế thời trang cưới, dự tiệc, resort và cả những kiểu đầm váy ngày thường.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Selphie Bong Spring Summer 2018

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Diane Von Furstenberg Spring Summer 2017

Nguyên tắc 2 – Trọng lượng

Trang phục của Vionnet sẽ không được mặc đúng như nó đã nếu không có đủ trọng lượng để kéo rũ chiều xéo của vải dọc theo cơ thể. Nguyên tắc trọng lượng vải thường được áp dụng trên một chiếc gown đủ dài (full-length gown). Một chiếc váy dài đến gối (knee-length dress) sẽ không đủ độ trì và căng để vải bám giữ vào cơ thể, trừ khi có những giải pháp làm tăng trọng lượng cho các loại vải nhẹ. Vionnet đã làm tăng độ kéo và nặng của vải bằng cách tích hợp các chi tiết làm tăng trọng lượng vào những thiết kế của mình.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Fringed evening gown by Madeleine Vionnet – 1936 – Photos by Metropolitan Museum

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Crepe silk dress by Madeleine Vionnet 1931

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Vionnet đã sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để áp dụng cho nguyên tắc trọng lượng và chưa bao giờ chỉ là trang trí đơn thuần như: xếp nếp, hoặc đính trang sức, hạt đá, lông thú, tua rua ở lai váy, phần chân váy và các rìa vải.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet
6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Nguyên tắc 3 – Bất kỳ vị trí nào cũng có thể kéo dài

Kéo dài – để xoắn, buột, quấn, xoáy. Hãy hình dung đến một chiếc váy yếm (halter dress) được tạo ra từ một mảnh vải dài, bao phủ toàn bộ thân trên bằng cách quấn và xoắn lại với một nút thắt trước ngực, sau đó vòng ra sau lưng và quay trở lại phía trước, như các kiểu twist dress phổ biến ngày nay. Các nếp gấp, xoắn và cách quấn đan chéo trông như một kiểu trang trí, nhưng thật ra là kết cấu quan trọng của cả mẫu thiết kế.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

A design at 1933 by Madeleine Vionnet

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Evening dress at 1936 by Madeleine Vionnet – Metropolitan Museum of Art

Nguyên tắc 4 – Thiết kế tích hợp closure

Closure là các chi tiết “đóng”, như nắp túi, nẹp cổ áo hay nẹp cửa quần. Với Vionnet, bà thích các chi tiết closure trở thành một phần gắn liền của thiết kế hơn là may nối vào sau đó. Thường, Vionnet mở rộng pattern thân trên để sử dụng như một cổ áo, choàng qua vai như một chiếc khăn choàng hay áo choàng.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Dưới đây là thiết kế phục chế bởi Betty Kirke từ chiếc váy của Vionnet vào khoảng năm 1920, nhìn vào bộ trang phục, có thể thấy một phần pattern hình chữ nhật đã được mở rộng và tích hợp closure, kết thúc đồng thời là cổ áo, khăn choàng và chi tiết trang trí. Trên thực tế, các chi tiết này liền mạch từ một mảnh vải duy nhất.

Vionnet1920.Thecollarextendsintoalongscarfwhoseweighthelpskeepthewrapbodiceinplace.MetMuseumNY2f8b61.jpg

Nguyên tắc 5 – Chi tiết trang trí đóng vai trò tạo silhouette

Nguyên tắc này áp dụng theo chiều vải thẳng. Như một thiết kế dưới đây, các đường xếp nếp đan chéo từ hai bên hông ngực gặp nhau tại một khu vực, tạo thành một mảng trang trí, vừa làm tăng trọng lượng, thu hẹp diện tích mở rộng của chân váy và định hình silhouette hình chữ nhật cho thiết kế T-shape dress này. Ý tưởng xếp nếp thành các hàng đều tăm tắp, được thực hiện trên mảnh vải thẳng và may cố định bằng các đường chạy dọc, tuy nhiên được mặc trên người theo chiều xéo của cơ thể và là một phần cấu trúc của bộ váy.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Madeleine Vionnet – silk dress at 1926 – 1927. Metropolitan Museum of Art. Accession Number: C.I.45.103.2

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Detail of two Vionnet dresses from the 1920s – Photo by Metropolitan Museum

Vionnet cũng sử dụng kỹ thuật viền nổi hoặc thêu fagoting (may ghép các mảnh vải bằng phương pháp thêu/khâu mở) để ráp nối các mảnh pattern cắt vuông theo chiều vải thẳng, tuy nhiên áp dụng trên thiết kế theo chiều hình thoi (chiều vải xéo) để xây dựng kết cấu của bộ váy.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Nguyên tắc 6 – Chèn hoặc ghép mảnh để tạo ra một hình dáng riêng

Nguyên tắc này được áp dụng rất nhiều trong các mẫu thiết kế của Vionnet, cũng như ảnh hưởng đến phong cách thời trang của thập niên 30. Mảnh pattern với các góc cạnh hình học được kết hợp vào thân váy, cạnh được cắt theo chiều thẳng nhưng sử dụng theo chiều xéo (chiều bias), khiến chiếc váy này vừa vặn với phần eo hông mà không hề sử dụng các đường pen (darts) mà chúng ta thường biết ngày nay.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Có thể nhớ lại những bộ evening gown của thập niên 30 mà bất cứ ai trong lĩnh vực thời trang cũng từng biết đến qua các tài liệu phim, ảnh, tranh, sách. Các chi tiết ghép mảnh hình tam giác, hình thoi hay các dạng hình kỷ hà được áp dụng theo nguyên tắc này của Vionnet mà trong thế kỷ XXI, các thế hệ sau vẫn tiếp tục sử dụng nhưng đã lãng quên hoặc không hề biết đến ý nghĩa ban đầu của nó. Vấn đề này có thể gọi tên theo nhiều cách khác nhau từ ‘sao chép vô thức’ cho đến những cảm hứng từ ‘kỹ thuật cơ bản’. Nói chung, kỹ thuật cắt may và tư duy sáng tạo của Vionnet đã trở thành một nền tảng kiến thức hiển nhiên.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Ảnh trái: Alexander McQueen Fall 2009 l Ảnh phải: Atelier Versace Fall 2009

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

John Galliano Fall Winter 2012 – Getty Images

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Bridal Collection from Johanna Johnsons Spring Summer 2013

Ngoài 6 nguyên tắc trên, Sandra Ericson cũng giải thích và gợi ý một danh sách tên các loại vải cùng các tính chất phù hợp để có thể áp dụng tốt nhất cho kỹ thuật cắt của Vionnet như: những loại vải có số lượng sợi cân bằng, loại vải dệt thưa (thường không phải là loại tổng hợp), vải sợi xoắn, các loại chất liệu ít ma sát, độ ổn định thấp (các loại vải không giữ được cấu trúc dệt thoi quá tốt) và các loại chất liệu mềm nhẹ như rayon, lụa, len, crepe chiffon, crepe georgette (sợi xoắn cao), twills (vải dệt sọc chéo),lưới,…

Một điều khác cần lưu ý khi tìm hiểu và học hỏi phong cách thiết kế của Vionnet chính là: kiến thức về giải phẫu cơ thể người và Style Lines – có nghĩa là nơi thực hiện các đường nối, nên trùng với các hướng cơ để mang đến sự “giao tiếp” linh hoạt hơn giữa bộ trang phục và cơ thể. Trong tư duy sáng tạo của mình, Madeleine Vionnet nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc hình học ở cơ thể người từ đó áp dụng Style Lines để sáng tạo ra những mẫu thiết kế được ví như làn da thứ hai.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Model (in a pleated lamé) Madeleine Vionnet gown. Photographed by Man Ray – 1937

Các nguồn sách nghiên cứu về Madeleine Vionnet

Để tìm hiểu thêm những điều tuyệt vời về kỹ thuật bias-cut cũng như một số câu chuyện về sự nghiệp và phong cách cá nhân của Madeleine Vionnet, có hai quyển sách cùng tên, đặc biệt được Sandra Ericson cũng như giới chuyên môn gợi ý và đánh giá cao. Style Republik xin chia sẻ các thông tin cần thiết về sách, và bao gồm một vài chi tiết xoay quanh hai tác giả như sau:

Madeleine Vionnet by Pamela Golbin

Quyển sách “Madeleine Vionnet” chính thức ra mắt vào ngày 8/9/2009 bởi nhà xuất bản Rizzoli, được biên tập và một số phần được viết bởi Pamela Golbin – Giám Đốc Phụ Trách (Chief Curator) tại bảo tàng Thời Trang & Dệt May (3*) tại Paris. Đây là một quyển sách ảnh được chụp riêng bởi nhiếp ảnh gia Patrick Gries, giới thiệu những thiết kế độc đáo và bản vẽ phác thảo gốc của Madeleine Vionnet. Quyển sách minh họa về cuộc đời và sự nghiệp của Madeleine Vionnet theo niên đại, cùng với những bức ảnh được đặc biệt lưu giữ bởi Madeleine Vionnet và chưa từng được biết đến trước đây. Trong sách, Pamela Golbin còn trình bày những bức được chụp bởi nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng của những năm 1920 – 1930 như Baron George Hoyningen – Huene (1900 – 1968) và Horst Paul Albert Bohrmann (1906 – 1999).

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Pamela Golbin cũng chính là tác giả của quyển sách Valentino: Themes and Variations – xuất bản vào 9/9/2008. Không chỉ nổi tiếng trong ngành công nghiệp thời trang, Pamele Golbin còn là chuyên gia hàng đầu trong thời trang đương đại, với kiến thức lịch sử rộng lớn về các lĩnh vực văn hóa và thiết kế, đã tổ chức nhiều sự kiện triển lãm mang tính bước ngoặt. Ngoài xuất bản sách và làm việc tại bảo tàng, Pamele Golbin còn thường xuyên được mời thuyết trình ở khắp nơi trên thế giới.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Pamela Golbin – Director Museum Les Arts Decoratifs

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Madeleine Vionnet Exhibition by Pamela Golbin at Puriste De La Mode 2009. Photo: Luc Boegly

Madeleine Vionnet by Betty Kirke

Quyển “Madeleine Vionnet” xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1991 bởi nhà xuất bản Chronicle Books, được thực hiện bởi Betty Kirke – một nhà thiết kế thời trang và phục chế trang phục, cựu nhân viên phụ trách tại Costume Institute của bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art), New York.

“Madeleine Vionnet” by Betty Kirke có lợi tựa được viết bởi nhà thiết kế Issey Miyake. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, gồm hơn 400 bức ảnh, bản phác thảo nét và màu nước, cùng 38 patterns mà tác giả Betty Kirke đã tái tạo lại trong suốt quá trình nghiên cứu tỉ mỉ các thiết kế gốc của Vionnet. Betty Kirke bắt đầu ngưỡng mộ Madeleine Vionnet khi lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc evening gown mà Vionnet đã thực hiện vào năm 1917, trong lúc đang làm việc ở phòng trưng bày, tại sự kiện triển lãm mang tên “Inventive Clothing, 1909-1939”, tổ chức bởi bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art) vào năm 1973.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Betty Kirke đã có hai lần gặp gỡ và trò chuyện với Madeleine Vionnet, lúc bà đã 97 tuổi. Vionnet khi đó trao cho Betty Kirke một số trang phục, nhiều trong số đó lấy cảm hứng từ những chiếc bình cổ của Hy Lạp và những chiếc đầm gown được sáng tạo bằng các kỹ thuật quấn, xoáy, xoắn và thắt buột. Từ những bộ trang phục mượn được từ Vionnet, bà Betty Kirke đã tạo ra những mẫu thử bằng vải muslin, ngày nay thường gọi là toiles.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Theo Betty Kirke, trên thực tế, không dễ dàng tìm ra cách để mặc được ngay một vài thiết kế của Vionnet. Phải mất một khoảng thời gian để khám phá nguyên lý “đóng mở” và khoác bộ váy vào người sao cho đúng cách. Bà Kirke đã cống hiến 30 năm để giải mã những bí ẩn trong kỹ thuật thiết kế của Madeleine Vionnet. Theo Betty Kirke, thứ cảm giác tuôn chảy và nhẹ nhàng ôm ấp lấy cơ thể đó. Lúc đương thời, không ai may trang phục như Vionnet và ngày nay, không ai thực sự tạo ra được những mẫu quần áo như Vionnet đã làm.

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet

Madeleine Vionnet by Betty Kirle

Quyển “Madeleine Vionnet” là nghiên cứu cuối cùng của Betty Kirke. Bà mất vào tháng 2/2016. Hiện nay, mọi câu hỏi hoặc đề nghị liên quan đến quyển sách “Madeleine Vionnet” của Betty Kirke, cần liên hệ đến địa chỉ email của Anne Bissonnette:  anne.bissonnette@ualberta.ca

Chú thích:

(1*) Phần nội dung “6 nguyên tắc Elegant Cutting của Vionnet” trong bài viết này được trích lược, chuyển ngữ và biên tập lại từ hai bài blog của witness2fashion, được tác giả thực hiện sau khi tham dự buổi thuyết giảng vào tháng 11/2010 của Sandra Ericson – người sáng lập Center for Pattern Design (bang Oregon, Mỹ), về kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet. Theo tác giả của Witness2fashion, bài thuyết giảng của Sandra Ericson cung cấp một nguồn kiến thức tốt nhất, được minh họa một cách sinh động và bao gồm các bản sao từ mẫu thiết kế của Vionnet (thực hiện bởi chính Sandra Ericson) để các học viên hình dung và hiểu rõ hơn về tài năng tuyệt vời của Vionnet.

Chân thành biết ơn Witness2fashion đã chia sẻ và trình bày thật chi tiết về những gì tác giả tích lũy được qua bài giảng của Sandra Ericson. Mọi sai sót xảy ra đều do người viết bài này đã không đủ kỹ năng diễn đạt và dịch thuật, mong bạn đọc lượng thứ.

(2*) Sandra Ericson đã dạy thiết kế thời trang, thiết kế pattern và các khóa học dệt tại trường cao đẳng thành phố San Francisco – City College of San Francisco (CCSF) trong 31 năm. Năm 2006, bà đã thành lập  Center for Pattern Design (CFPD) với các khóa học nâng cao về cắt, draping, pattern, textile và dựng cấu trúc (construction).

(3*) Bảo tàng Thời Trang & Dệt May (Fashion and Textiles Museum) thuộc khu bảo tàng Louvre – hệ thống bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới và là một tượng đài lịch sử của Paris, Pháp. Bảo tàng này hiện lưu giữ bộ sưu tập bias-cut lớn nhất của Vionnet trên toàn thế giới.

Nguồn tham khảo:

Biased in favor of vionnet part 1 & 2 – witness2fashion

Pamela Golbin talks Chanel rival Vionnet – miaminewtimes

Bias cut technique – heroine

Bettykirke.com

Ảnh bìa:

The House of Vionnet 1918 – Một căn phòng được tái hiện lại trong sự kiện triển lãm “Décor de la vie en 1900-1925” tại bảo tàng Nghệ Thuật Trang Trí & Thiết Kế (Musée des Arts Décoratifs) vào năm 1937 – Nguồn ảnh: Musée des Arts Décoratifs, Paris

Thực hiện bài viết: Xu

Post a Comment