Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Các kĩ thuật Couture đương đại tại nhà mốt Iris van Herpen

Iris van Herpen, SS20, Haute Couture, Paris.

Có một quan điểm được lãng mạn hoá về những điều tạo nên haute couture – các thợ thủ công chuyên nghiệp làm việc chăm chỉ với các sợi chỉ màu sắc, họ tỉ mỉ cắt từng mảnh vải cuối cùng và hoàn thiện các đường khâu cuối bằng chính đôi tay của mình. Mặc dù phương pháp haute couture truyền thống vẫn có chỗ đứng cho riêng mình, nhưng tính đến năm hiện tại, các nhu cầu về kĩ thuật haute couture đương đại không ngừng được phát triển và ứng dụng bởi các nhà thiết kế như Iris Van Herpen. Một phiên bản khác của thời trang xa xỉ nơi mà các phương pháp kĩ thuật hiện đại như tạo mẫu 3D, in 3D, cắt laser và tự động hoá được ưu tiên hàng đầu.

Bộ sưu tập thời trang cao cấp Xuân Hè 2020 của Iris van Herpen với tên gọi ‘Sensory Seas’ bao gồm 21 mẫu trang phục thể hiện sự hài hoà và uyển chuyển lấy cảm hứng từ các sinh vật dưới đáy biển kết hợp với các nhánh đuôi gai và khớp thần kinh trong cơ thể con người. Đường nét trong bộ sưu tập lấy cảm hứng từ công trình của nhà thần kinh học người Tây Ban Nha Ramón y Cajal, ông đã soạn thảo quan điểm của về hệ thần kinh trung ương qua kính hiển vi bằng cách tạo ra các hình minh họa giải phẫu chi tiết.

Các đường viền tương ứng với bản diễn hoạ

Nói một cách hữu hình, những yếu tố trên đã góp phần tạo ra một bộ sưu tập dựa trên các thiết kế mang đậm tính cá nhân của van Herpen. Các đường nét tinh xảo hợp thành các đường viền quanh các hình dạng hữu cơ, các hình này được cắt đo chính xác và được xếp đối xứng để chúng tạo ra tỷ lệ khác hoàn toàn tỷ lệ cơ thể. Đường nét tinh xảo tạo nên đường viền xung quanh các hình dạng hữu cơ được cắt chính xác và sắp xếp đối xứng để chúng xây dựng theo tỷ lệ ra khỏi cơ thể. Những chiếc váy này thường được sắp xếp theo chiều dọc để chúng uốn lượn và gợn sóng trong không khí khi cơ thể di chuyển, thiết kế này sao chép sự di chuyển của các xúc tua hoặc các gai sống trong nước.

Giới truyền thông tiết lộ hàng loại các kỹ thuật được sử dụng để nhân bản ra các thiết kế chính xác của bà Herpen. Họ nói rõ ràng mỗi kỹ thuật được đặt tên theo cách mà một số thương hiệu đặt tên cho các phong cách.

Kỹ thuật ‘Labrynthine’ được hình thành dựa trên các bản vẽ giải phẫu của Cajal, kỹ thuật này sử dụng các ‘đuôi gai’ bằng lụa cắt laser 3D, chúng được ép nhiệt với organza trong suốt màu đen trước khi được thêu tay lên bộ khung ngoài bằng sợi lazer.

Kỹ thuật ‘Hypertube’ được tạo ra bằng cách in 3D một mạng lưới gồm các sợi silicone trắng có lót một lớp lên voan lụa đen.

Kỹ thuật ‘Hydrozoa’ sử dụng lớp organza trong suốt với tông màu tím sẫm và xanh ngọc, được tạo ra bởi chất sơn dầu nhưng được in kỹ thuật số, dán nhiệt và được khâu thủ công lên hàng trăm bong bóng trong suốt được cắt lazer PetG. Trong khi nhiều nhà thiết kế có thể đã nhìn thấy chi tiết vây đàn hồi của một số sản phẩm may mặc và nghĩ rằng các vây này được hỗ trợ bởi các khung kim loại mảnh, nhưng thật ra những vây này lại có thể được tạo ra bằng cách sử dụng kĩ thuật cắt lazer PetG. Vật liệu tương tự này dường như cũng được sử dụng để làm dây tóc cho in 3D vì các đặc tính mạnh mẽ mà linh động của nó.

Mặc dù video quy trình thực hiện bộ sưu tập này chưa được công bố, nhưng các bạn có thể tìm hiểu về một số quy trình làm việc tại xưởng và phương pháp cấu thành các vây trong bộ sưu tập trước đó trên website của Iris van Herpen chuyên mục video quá trình cho Shift Souls.

Kỹ thuật ‘Morphogenesis’ được chạm khắc bởi hàng nghìn lớp lưới in lụa màu trắng, với sự cộng tác của Philip Beesley. Điều này liên quan đến việc tạo ra các mô hình dạng xoắn 3D bằng cách sử dụng phần mềm Rhino, qua đó các lớp chất liệu được đánh số được cắt thành các phần rộng 3mm và được cắt bằng máy cắt laser KERN.

Cánh báo chí từng đề cập đến các lệnh lập trình Grasshopper đã được sử dụng để hỗ trợ cho các quy trình chọn lọc, cắt lát và xếp lồng vào nhau. Mặc dù chúng ta thường hình dung về haute couture như một quá trình thủ công khắt khe, những thông tin được công bố này đã cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về cách đạt được độ chính xác cao trong các thiết kế thông qua sự hỗ trợ của phần mềm máy tính. Bằng cách sử dụng một tập lệnh để làm phẳng các đường cong giữa các điểm và có khả năng sắp xếp các mảnh lại để cho ra tổng thể cấu trúc hài hòa nhất, các máy móc kĩ thuật đã tạo ra tính nhất quán cho các trang phục mà phải mất rất nhiều thời gian nếu làm bằng tay, và cũng không thể tránh những sai sót nhỏ nếu được làm thủ công.

Vì vậy, thông thường trong thời trang, việc đẩy nhanh tiến độ không cho phép một nhà tạo rập hoặc thợ may có thời gian để lùi lại hay thời gian để tìm ra một phương pháp nhanh hơn, dễ dàng hơn để cho ra cùng một thành phẩm. Tuy nhiên, đối với các nhà thiết kế của Iris van Herpen, việc tìm ra quy trình phù hợp là một điều hết sức cần thiết. Tất nhiên là bạn không thể một mình tạo ra những chiếc váy với hàng trăm mảnh này, phân chia các cấu trúc của chúng chỉ với các quy trình thủ công – để tạo ra các thiết kế, phải dành thời gian để phát triển các hệ thống hướng dẫn cách các mẫu rập được tạo ra, được đánh dấu, được cắt ra, và được sắp xếp cho khớp với cấu trúc trước khi các mảnh được đính lại với nhau.

Có một phạm vi nhất định cho haute couture, chúng có thể phục vụ cho các thí nghiệm và các bộ phận Nghiên cứu & Phát triển về thời trang, và từ đó những thành tựu ở đây sẽ được phổ biến ra một thị trường về thời trang bao quát hơn. Thời gian dành cho việc lập trình các thuật toán kĩ thuật để xử lý các mẫu rập phức tạp cũng như cắt layouts đã đem lại hiệu quả triệt để trong việc sử dụng vải và sử dụng các nguyên vật liệu. Sự thúc đẩy sự phát triển công nghệ để hoàn thiện hơn hệ thống thời trang có thể đến từ xuất phát điểm của thời trang haute couture.

Từ góc nhìn đơn thuần về sự cải tiến, các nhà sản xuất đôi khi nghĩ rằng họ không thể thực hiện được kĩ thuật đó cho tới khi các nhà thiết kế hay các thương hiệu yêu cầu họ thực hiện chúng, điều này góp phần thách thức các nhà sản xuất và thúc đẩy họ cố gắng để cho ra kết quả như mong muốn. Sự hiện diện của haute couture được ví như điều tuyệt diệu phi thường nhất của thời trang, các trang phục này có lợi thế ở điểm là chúng tạo ra một sân khấu tràn đầy cảm hứng cho các nhà thiết kế và các nhà sản xuất để thúc đẩy giới hạn của những điều mà họ từng nghĩ là không thể.

Chuyển ngữ: Hoàng Vũ Anh Thư

Nguồn: https://www.thecuttingclass.com/contemporary-couture-techniques-at-iris-van-herpen/

Post a Comment