Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Chất liệu vải quen thuộc mà bạn chọn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

Chất liệu là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của các sản phẩm thời trang. Sự phổ biến của các loại chất liệu tổng hợp như polyester, rayon, acrylic, axetat, nylon… tưởng như sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ dàng hơn vì hiệu quả chống nhăn, giá rẻ nhưng đổi lại là những tác động tiêu cực về lâu dài đến sức khoẻ và môi trường.

Trong bài viết này FACE sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm tính chất của một số loại vải tổng hợp và tự nhiên để các sinh viên thời trang, các NTK trẻ có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

1. Polyester là loại vải tồi tệ nhất mà chúng ta có thể thấy ở khắp mọi nơi. Được làm từ các polyme tổng hợp, từ este của cồn dihydric và axit terpthalic. Sử dụng vải Polyester thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề hô hấp, bệnh da liễu, ung thư, thần kinh và suy giảm sinh lý ở nam giới.
2. Vải sợi Nylon có khả năng chống bám bẩn, bền và đàn hồi. Bởi sợi Nylon được sản xuất từ dầu mỏ, thường bao gồm một loại hóa chất có thể gây hại và tồn tại bền vững trong môi trường.
3. Trang phục làm từ vải sợi tổng hợp Arcylic chống nhàu, ít bám bẩn hay phai màu, có thể bị xù hoặc không nếu dùng acrylic chất lượng cao. Tuy nhiên loại chất liệu này dễ bị giãn dão sau mỗi lần giặt, phổ biến với các dạng quần áo len và dệt kim nói chung. Hơn hết, những loại quần áo len nhân tạo không có khả năng giữ ấm. Theo EPA (United States Environmental Protection Agency), vải sợi Acrylic sử dụng nhiều hóa chất polycrylonitriles có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, gan và bàng quang.

Sợi nylon


4. Rayon được tạo ra từ những loại bột giấy, bột gỗ và vải vụn tái chế có nguồn gốc cellulose, do thường mòn rách sau một thời gian nên phải xử lý bằng các hóa chất như soda caustic, amoniac, axeton và axit sulfuric để chịu được việc giặt giũ thường xuyên.
5. Các loại vải Acetate và Triacetate được làm từ các sợi gỗ cellulose và phải trải qua quá trình chế biến hóa học đậm đặc để sản xuất thành phẩm.
6. Bất cứ chất liệu tổng hợp có tính chất chống tĩnh điện, chống cháy, dễ làm sạch, không nhăn, không ố bẩn, chống thấm và kháng khuẩn. Nhiều loại vải chống trầy xước và không có vết nhăn, như vải Teflon hay vải sợi nhân tạo Microfiber, được xử lý bằng các hóa chất perfluorinated (hay PFCs).

Vải dệt từ sợi gai dầu

Các loại sợi tự nhiên phổ biến đáng quan tâm như: cotton, lụa, lanh (linen), gai dầu (hemp), len, cashmere. Các phiên bản hữu cơ của các sợi tự nhiên, sẽ thực sự hữu cơ khi không bị tác động bởi các loại hóa chất độc hại, vì thế an toàn cho con người và môi trường. Ngoài những loại chất liệu phổ biến vừa kể qua, ngày nay chúng ta có thể một vài lựa chọn về sợi như:

– Tencel: sợi từ các loại cây gỗ như Bạch Đàn, Tre, Khuynh Diệp,…. Có khả năng phân hủy, không gây ô nhiễm và quá trình sản xuất sử dụng các dung môi oxit amin vô hại.
– Modal: vải sinh học được làm từ cellulose tái chế từ cây sồi. Một loại sợi có đặc tính như cotton và tơ tằm, nổi bật hơn với khả năng chống nhăn và chống co rút tốt, có thể kết hợp với cotton hoặc spandex, đã bắt đầu được ứng dụng trong sản xuất đồ lót.
– Cupro: một loại vải đẹp có thể so bì với lụa. Được làm từ cotton linter – một loại sợi cotton bám dính ở hạt của bông cotton sau khi đã thu hoạch. Loại vải này có đặc tính giống với vải cotton kết hợp lụa: mềm, mịn, nhẹ và không gây dị ứng.

Nguồn: Theo Style-Republik

Post a Comment