Close
Type at least 1 character to search
Back to top

Face Fashion Design Academy

Kiến thức thời trang: Lịch sử của Tambour Embroidery Art

Từ xưa đến nay, kỹ thuật “tambour embroidery” được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ và được biết đến với cái tên “Ari”. Ari trong tiếng Hindu có nghĩa là cây móc và kỹ thuật này tạo nên những chuỗi khâu bằng một thứ công cụ có tay cầm gỗ cùng với đầu móc ở mũi. Kỹ thuật đính kết Ari du nhập đến nhiều nơi, có nơi người ta áp dụng lên da, có nơi là vải.

Vào thế kỉ 16, khi đế quốc Mô-gôn ở đỉnh cao quyền lực, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa với lãnh thổ rộng đến 4.000.000 km², kỹ thuật này thường được sử dụng để tạo nên hoa văn như hình hoa cỏ và động vật trên trang phục. Khi kỹ thuật Ari du nhập đến Châu Âu vào thế kỉ 18, nó được gọi với cái tên “Tambour Embroidery”.

“Tambour” trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái trống” vì khi thêu đính kỹ thuật này thường sử dụng một cái khung có hình dáng tương tự. Khung thêu có tác dụng cố định vải, chúng có thể hình tròn hoặc chữ nhật.

Vào năm 1810, khi kỹ thuật “Tambour embroidery” gia nhập vào nước vùng Lunéville của Pháp, nó nhanh chóng được đón nhận bởi có thể gia tăng tốc độ mà vẫn mang lại hiệu quả tuyệt vời.

Các hạt cườm, đá hay sequins được thêm vào vào cuối thế kỷ 19. Thị trấn Lunéville cũng được biết đến là nơi thịnh hành và phát triển kỹ thuật này.

Kỹ thuật “Tambour Embroidery” vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, nhất là với haute couture bởi các nhà mốt như Chanel, Elie Saab, Dior, Ralph & Russo, Zac Posen… để tạo các họa tiết đặc trưng hoặc các loại phụ kiện. Mặc dù tiêu tốn rất nhiều thời gian, quá trình thực hiện thủ công đã mang đến những kiệt tác độc nhất vô nhị và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, điều mà các thiết kế vẫn cố gắng vươn đến.

Được sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang & thủ công trên khắp thế giới, kỹ thuật thêu Tambour ngày nay lại có những đặc điểm khác biệt ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Ví dụ như ở Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, kim loại dát mỏng thành sợi thường được thay thế cho chỉ sợi thông thường. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, những sản phẩm thêu tambour được dùng chủ yếu trong đời sống tâm linh của các hộ gia đình như: tấm khăn trải bàn, trải thảm dịp lễ, quần áo mặc khi cầu nguyện,… Còn người dân ở Peru lại sử dụng những đường thêu móc xích Tambour như một bước gia công thô cho các sản phẩm thời trang cao cấp.

Tại FACE, trong năm 2018, kỹ thuật Tambour Embroidery Art sẽ được truyền thụ độc quyền bởi cô Vinuta Sandeep đến từ Ấn Độ tại Sài Gòn và Hà Nội.

Tại workshop, học viên sẽ được học từ khâu cơ bản, tìm hiểu về cách thức sử dụng các công cụ, cách lắp vải lên khung, các thao tác kết, đính các hạt, sequin… bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, cũng như cách đính kết từ nhiều phương hướng sao cho nhuần nhuyễn.

Outline program (giáo trình giảng dạy – 7 buổi):
1. Knowing your tools and materials .
2. Learning how to correctly mount fabric into an embroidery frame prior to tambouring.
3. Learning how to create a secure knot, make chain stitch and how to cast off.
4. Mastering the chain stitches with Tambour hook. using different types of threads and how to work the stitches in all direction.
5. Attaching seed beads, bugle beads, sequins etc using different techniques.
6. Filling, Thread manipulation, vermicelli stitch etc.
7. Couture embellishments like ribbonwork, applique work, mirror work, cut work, etc.
8. Ngoại khoá sau khoá học

Giảng viên: Giáo viên Tambour Art từ Ấn Độ – cô Vinuta Sandeep, người lưu giữ nhiều bí quyết về nghệ thuật kết cườm Ấn Độ, được sử dụng trong các nhà mốt cao cấp như Chanel, Dior.

Lịch khai giảng: 
– Saigon: 18g00-20g00 ngày 16/04/2018 (Tổng thời gian: 7 buổi)
– Hanoi: 10g00-12g00 và 13g30-15g30 (thứ 5, 6, 7, Chủ Nhật) ngày 10-13/5/2018

Hình thức đăng ký:
– Trực tiếp tại trụ sở F.A.C.E
TP.HCM: 213A, Nam Kì Khởi Nghĩa, Q.3
Hà Nội: Nhà 28, ngõ 221, Kim Mã, Q. Ba Đình
– Đăng kí qua hotline:
Hà Nội: 0915 160 668 – Ms Lan Phương
Saigon: 0965147117-Mr Hữu Hôn
– Đăng kí qua fanpage F.A.C.E Fashion Workshop và chuyển khoản.

Thực hiện: F.A.C.E Fashion Workshop 

Post a Comment